Làm thế nào để các nạn nhân vụ “giải cứu” đòi công lý?

Link Video: https://youtu.be/VA7585G3emA

Ngày 6/8, báo Tiếng Dân có bài “Nạn nhân trong vụ “các chuyến bay giải cứu” sẽ kiện ai, ở đâu, để đòi công lý?”

Tác giả đối chiếu từ các lời khai của các nạn nhân mà truyền thông quốc tế đưa tin, cho thấy, pháp nhân đứng đầu “hút máu đồng bào” không phải là các cơ sở dịch vụ du lịch, mà là các tòa đại sứ Việt Nam ở các quốc gia, như Pháp, Đức, Ba Lan, Nhật, Mã Lai v.v…

Tác giả cho biết, theo tường thuật của các nạn nhân, các cơ sở dịch vụ du lịch không có thẩm quyền “bán vé” máy bay. Vé máy bay chỉ được “xuất”, khi nạn nhân đã móc nối được đường dây và hoàn tất thủ tục chung chi.

Đường dây ở đây có tổng cộng 7 bên dính líu, gồm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam. Tại Văn phòng Chính phủ dính vào, có Vụ Quan hệ Quốc tế và Trợ lý Thủ tướng Thường trực.

Tác giả lập luận, tất cả các cơ quan như: Tòa đại sứ, các bộ thuộc Chính phủ, Văn phòng Thủ tướng… đều là các bộ phận trong bộ máy cấu thành nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Và lý do hiện hữu của những bộ, những cơ quan này là “bảo hộ công dân và bảo vệ người dân về quyền”.

Dĩ nhiên, nạn nhân, tức những người dân bị “đường dây 7 bên” hút máu, có quyền sử dụng pháp luật quốc gia để đòi cơ quan tư pháp Việt Nam thiết lập công lý, qua hình thức “bồi thường đích đáng những thiệt hại mà 7 bên đã gây ra”.

Vấn đề là, “7 bên” liên quan, trong lúc phạm tội, đều nhân danh “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” để phạm tội.

Tác giả cho rằng, các nạn nhân trong vụ “chuyến bay giải cứu”, những người có tư cách pháp nhân, hiển nhiên có quyền kiện “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” để đòi bồi thường.

Tác giả đề xuất, các nạn nhân nên “kiện tập thể”, có thể nhờ một văn phòng luật sư để đại diện cho quyền và lợi ích của mình. Bất kỳ một pháp đình, ở Hà Nội hay ở Sài Gòn, đều có thẩm quyền thụ lý hồ sơ kiện.

Hình: Bài trên trang Tiếng Dân

Trước đó, một tờ báo tiếng Việt của nước ngoài đã thực hiện một bài phỏng vấn các nạn nhân của “chuyến bay giải cứu”.

Trong bài báo này, bà Nguyễn Minh Huệ, người cùng chồng và con nhỏ trở về TP. HCM trên một chuyến bay giải cứu từ Paris, vào tháng 11/2021, kể câu chuyện của mình.

Theo đó, vào cuối tháng 7/2021, vợ chồng bà đã 4 lần lái xe từ nhà đến tòa Đại sứ ở Paris để nhờ giúp đỡ về nước, nhưng không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào của Đại sứ quán. Khi bà hỏi về chủ trương mở “chuyến bay gii cu”, thì được trả lời rằng “lên tivi mà hi”.
Vì không được giúp đỡ, chồng bà phải nhờ người ở Việt Nam “chy cht lo lót” để được về. Mặc dù Đại sứ quán ở Pháp cho biết “nhiu người đăng ký quá nên chuyến bay gii cu không còn ch”, nhưng khi “lo Vit Nam xong, thì có sut v ngay”.

Để được về, ngoài tiền vé máy bay và chi phí cách ly mà người quen của bà thanh toán ở Việt Nam, thì còn phải chi thêm “tin bi dưỡng”. Tổng cộng hai mẹ con bà về hết gần 200 triệu đồng.

Về đến TP. HCM, mẹ con bà Huệ được đưa đến trung tâm cách ly, vốn là ký túc xá sinh viên ở Bà Rịa và nó “ging như tri tp trung”. Bà cùng 5 người khác vào ở cùng một phòng trên tầng 5.
Giường ngủ bằng sắt và chỉ trải một tấm chiếu lên trên. Bà phải mua một chiếc đệm bông. “Giá th trường gii lm ch 40 – 50 ngàn mt chiếc, mà h bán đến 340 ngàn”.

Không có nước nóng nên bà phải mua một chiếc ấm siêu tốc với giá 380 ngàn đồng, để dùng cho con nhỏ. Khi ra khỏi trại, bà phải bỏ lại bình nước đó để họ “bán tiếp cho người đến sau”.

Khẩu phần ăn thì “cc kỳ khng khiếp”, nhưng “đói quá, ai cũng phi mua thêm đ ăn”.
Trải nghiệm kinh hoàng nhất với bà là khi kết quả xét nghiệm cho thấy, ai đó bị dương tính. Lúc đó, cả phòng “b đi x như ti phm”. Vì chỉ cần có một người bị nghi nhiễm, là họ phóng loa, gõ kẻng inh ỏi. Sau đó, họ xịt thẳng thuốc khử trùng vào người, đem hết chăn chiếu ném ra ngoài sân, lùa hết mọi người trong phòng đó đi đến một khu khác…
Bà Huệ tố cáo “tri cách ly c tình gi kết qu xét nghim ln cui”, để đến ngày cuối cùng mới thông báo, khiến cho mọi người phải cập rập đặt vé bay về Hà Nội vào phút chót, và phải chịu mức giá gấp hai, gấp ba lần.

Hình: Câu chuyện của các nạn nhân vụ “giải cứu” được kể trên VOA

Hoàng Anh

>>> Có cần sát nhập quận Hoàn Kiếm?

>>> Bộ Công an Việt Nam bắt Nguyễn Cao Trí rồi ém tin.

>>> Công luận nói gì về vụ án Nguyễn Văn Chưởng ?

>>> Hành trình “khủng khiếp” trên chuyến bay giải cứu.

Vì sao VinFast lại huy động trái phiếu vào lúc này?


Kasse animation 7.8.2023