VIN – ngàn cân treo sợi tóc, canh bạc nào có thể cứu nguy?

Link Video: https://youtu.be/iEJKyralzVs

Ở thời điểm này, tình thế của Vin đang ngàn cân treo sợi tóc, vô cùng nguy ngập.

Bởi thị trường bất động sản – ngành nghề chủ lực của Vin, đã hoàn toàn đóng băng, sản phẩm không bán được, các dự án chất đống nằm ngáp ruồi không ai hỏi, nhưng vẫn phải duy trì nhân lực tiếp thị, nhân viên bảo vệ, bảo trì, bảo dưỡng… Trong khi đó, Vin lại đang bị khách hàng biểu tình phản đối, bị kiện cáo khắp nơi. Đối phó với những khách hàng “ngang đầu cứng cổ” này, Vin phải thuê lực lượng giang hồ đầu gấu, phải “nhờ” anh em ngành hỗ trợ, cũng khá tốn kém…

Dự án điện thoại thông minh Vsmart từng được kỳ vọng và tung hô rất nhiều, nhưng cuối cùng cũng đã phải dừng vào tháng 5/2021, sau 3 năm sản xuất. Vin đổ “lỗi” cho Covid, và cho rằng “Việc sản xuất điện thoại hoặc tivi thông minh không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng”. Lời giải thích này có thể được hiểu là Vsmart không thể cạnh tranh nổi các dòng điện thoại khác, dù là điện thoại rẻ tiền, và lỗ nên phải đóng cửa.

Hình: Điện thoại thông minh V.Smart trên kệ hàng

Dự án xe xăng VinFast thua lỗ, đã dừng sản xuất vào tháng 7/2022, trước khi kịp đến được điểm hoà vốn. Vin giải thích rằng, do lượng khách hàng đặt mua các dòng xe xăng tăng đột biến, nên dự án này dừng sớm sau khi giao đủ xe. Lời giải thích này chỉ gây cười, đến cả trẻ con cũng không tin, vì có ai đang kinh doanh thuận lợi lại vứt bỏ, chưa kể những rắc rối phát sinh sau khi ngừng hoạt động. Vin cam kết bảo hành 10 năm cho tất cả các dòng xe sau khi ngừng sản xuất. Nhưng lời cam kết này cũng khó tin, vì dựa theo “truyền thống” luôn bỏ rơi khách hàng của Vin, ai có thể bảo đảm Vin sẽ giữ lời hứa.

Dự án điện thoại thông minh Vsmart từng được kỳ vọng và tung hô rất nhiều, nhưng cuối cùng cũng đã phải dừng vào tháng 5/2021, sau 3 năm sản xuất. Vin đổ “lỗi” cho Covid, và cho rằng “Việc sản xuất điện thoại hoặc tivi thông minh không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng”. Lời giải thích này có thể được hiểu là Vsmart không thể cạnh tranh nổi các dòng điện thoại khác, dù là điện thoại rẻ tiền, và lỗ nên phải đóng cửa.

Chỉ cần lướt qua một số dự án của Vin thì cũng có thể hình dung ra tình cảnh khốn khó của đại gia vào thời điểm này. Chưa hết, dư nợ của Vin thuộc hàng “khủng”, hiện nay lên đến 376.000 tỷ đồng, gấp 2,85 lần vốn chủ sở hữu của Vin, đó là chưa tính đến nợ thuế hàng chục tỷ. Điều nực cười là, bài viết đầu tiên trên báo quốc doanh có tiêu đề “Tập đoàn VinGroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực “khủng” bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng” đăng trên tờ Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh đã bị rút xuống chỉ sau 3 tiếng. Nhưng sau đó lại xuất hiện hàng loạt bài nói về cơ cấu nợ của Vin, ngụ ý rằng, tuy Vin nợ khủng, nhưng đều là nợ an toàn… vân vân.

Hình: Cơ cấu nợ khủng của VinGroup theo báo nhà nước

Vào đúng thời điểm này, khi mà đang có quá nhiều tai tiếng và tin đồn bất lợi, Vin lại đẩy ra một đợt tuyên truyền rầm rộ về ô tô điện VinFast, tổ chức một buổi lễ xuất khẩu xe vô cùng hoành tráng với sự tham gia của một loạt quan chức tai to mặt lớn. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động thương mại bình thường của mọi ngành hàng, mọi quốc gia, nhưng lại được PR quá đà một cách bất thường. Phải chăng đây là nước cờ để Vin lấy lại lòng tin của công chúng, để nâng giá cổ phiếu đang tuột dốc, và để chính quyền nhẹ tay với Vin? Tuy nhiên, khi mà Vin còn đối xử với khách hàng theo kiểu xã hội đen đầu gấu, còn mặc kệ những bất bình, khiếu nại, còn tự coi mình là thượng đế, thì làm sao lấy được lòng tin? Cần nhớ rằng, khách hàng của Vin đa số là người có tiền, từ trung lưu trở lên, có nhiều người có ảnh hưởng, chứ không phải thành phần nghèo khổ dưới đáy xã hội dễ đè đầu cưỡi cổ. Như vậy, việc làm này của Vin dường như nhắm vào thành phần khác.

Dễ dàng suy đoán rằng, Vin đang đặt cược số phận của họ theo lô hàng 999 chiếc xe ô tô điện xuất khẩu sang Mỹ lần này. Họ gửi cả vận may của mình vào đây khi chọn con số “đẹp” 999. Việc quảng bá khoa trương cũng nhằm vào mục đích đánh bóng thương hiệu cho kỳ IPO được lên kế hoạch vào tháng 1/2023 trên đất Mỹ. Nếu kỳ IPO này thành công, Vin sẽ thu về một vài tỷ USD và thoát hiểm. Nhưng nếu thất bại thì… cú knock-out này sẽ làm cho Vin không còn có khả năng phục hồi, không gượng dậy được nữa. Như vậy, Vin đang chơi cú chót, “được ăn cả, ngã về không” trong canh bạc VinFast này.

Nhưng thị trường Mỹ không giống Việt Nam, ở đó, luật pháp chặt chẽ hơn và không có khả năng cấu kết được với an hem ngành, tiếng nói của người dân, của khách hàng cũng được tôn trọng hơn. Nếu một khi bị kiện thì khả năng trắng tay rất cao. Vì vậy, nếu Vin IPO tại Mỹ thành công, có thể thoát hiểm trước mắt nhưng khó thoát lâu dài nếu vẫn tiếp tục cung cách làm ăn dối trá như từ trước đến nay.

Tóm lại, canh bạc mà Vin xuống bài lần này quá lớn, thành công hay thất bại, xin hãy chờ đến tháng 1/2023 để xem kết quả.

nợ

Nguyễn Trí – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nguyễn Thanh Nghị nổi lên như Phó Thủ tướng trong lúc Lê Văn Thành vắng mặt

>>> Trịnh Văn Quyết bị giam chung với tội phạm Cướp Hiếp Giết. Nơi đáng sợ đối với đại gia

>>> Đại gia Shark Thủy bị nợ dí, hàng loạt đại gia bị vào tầm ngắm, những tên tuổi bất ngờ

Bộ trưởng Nghị “đánh trống bỏ dùi” hay đang nghĩ cách hạ nhóm lợi ích Hà Nội?


Kasse animation 7.8.2023