Vừa lì đòn vừa toan tính, Thủ tướng khiến Huệ – Trọng như húc vào đá

Vụ án Việt Á và vụ chuyến bay giải cứu là 2 vụ án kéo rụng nhiều nhân vật lớn, trong đó có 2 người là Ủy viên Bộ Chính trị, đó là ông Phạm Bình Minh và ông Nguyễn Xuân Phúc. Nếu nói 2 vụ án kia có liên quan đến vai trò lãnh đạo Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thì ông Phạm Minh Chính cũng phải chịu trách nhiệm chung. Bởi vụ án này kéo qua 2 nhiệm kỳ của 2 Thủ tướng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Phúc thì rụng, còn ông Phạm Minh Chính vẫn không hề hấn gì.

Bộ Công an không khai thác được gì từ nhóm cựu lãnh đạo Quảng Ninh

Vụ Việt Á và chuyến bay giải cứu được xem là 2 cơn cuồng phong quét qua chân trụ Thủ tướng, nhưng chân trụ này vẫn vững. Vì thế, có người nói rằng, ông Phạm Minh Chính rất lì đòn. Lì đòn là phẩm chất của đấu sĩ, là phẩm chất của gà chọi. Ai không có yếu tố này thì rất dễ bị đo ván. Ngoài bản chất lì đòn, ông Phạm Minh Chính còn có sự toan tính hơn người.

Cho đến nay, ông Tổng Bí thư cho Tô Lâm chuẩn bị lực lượng, khoét sâu vào Quảng Ninh – nơi được xem là có nhiều hàng cài của ông Phạm Minh Chính để lại. Tuy nhiên, ông Đinh Văn Nơi đến đây đã gần tròn 1 năm và lập chiến công khá nhiều, nhưng vấn đề chính vẫn chưa đi đến đâu. Vụ AIC tại Quảng Ninh vẫn dậm chân tại chỗ, không có tiến triển gì nhiều.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là nhân vật quyết định sinh mệnh chính trị của ít nhất 2 nhân vật trong Tứ trụ

Để đánh vào thành trì của ông Phạm Minh Chính tại Quảng Ninh, chỉ có 2 con đường. Thứ nhất, đó là bắt được bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Thứ nhì, đó là tấn công vào nhóm cựu lãnh đạo của tỉnh này, những người đã từng tạo điều kiện cho bà Nhàn trúng thầu. Nhưng cả hai cách này đều đang gặp trở lực rất lớn.

Nếu là thường dân, thì dù chưa đủ bằng chứng, ông Tô Lâm cũng cho lính bắt người, rồi đưa vào phòng điều tra thực hiện các “biện pháp nghiệp vụ”, như lừa dối, ép cung, nhục hình vv… thì họ sẽ có được lời khai như ý. Tuy nhiên, đây lại là các cựu quan chức, những người từng trải trong chính trường đầy trò bẩn này, thì Tô Lâm không dám làm liều. Bởi những ông cựu quan chức này, tuy đã hết quyền lực, nhưng họ vẫn còn có thể dựa. Cho nên, muốn bắt chước để khai thác sau là không thể.

Ngày 15/7 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị tỉnh Quảng Ninh làm rõ trách nhiệm của các cựu lãnh đạo tỉnh này. Điều này cho thấy, Bộ Công an đang bế tắc. Trong số lãnh đạo đương nhiệm Quảng Ninh có không ít người được tiền nhiệm nâng đỡ chọn lọc, liệu họ có dám làm rõ trách nhiệm của sếp cũ của họ hay không? Hơn nữa, sếp cũ của họ lại đang được người ở Chính phủ bảo vệ?

Được biết, C03 đã từng về Quảng Ninh làm việc, lấy lời khai của nhiều cựu lãnh đạo tỉnh này, gồm:

ông Nguyễn Văn Đọc, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh;

ông Nguyễn Đức Long, cựu Chủ tịch;

ông Nguyễn Văn Thành và bà Vũ Thị Thu Thủy, cùng là cựu Phó Chủ tịch;

ông Nguyễn Văn Minh, nguyên Giám đốc Sở Tài chính;

ông Trần Đức Lâm, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

và ông Vũ Xuân Diện, nguyên Giám đốc Sở Y tế.

Tuy nhiên, C03 cũng chẳng cạy được gì, và sau đó thì cơ quan này lại đẩy trách nhiệm điều tra cho lãnh đạo Quảng Ninh đương nhiệm. Quả là bế tắc.

Trong trò chơi này, chưa thấy hành động “phản công” của phe ông Thủ tướng. Ông Thủ tướng chỉ có thủ với thủ. Tuy nhiên, kiểu phòng thủ như ông Phạm Minh Chính là có toan tính, có độ lì, nên Bộ Công an muốn công vào, thì cứ như húc đầu vào đá.

Mới có nửa nhiệm kỳ mà đã rùm beng chia ghế. Cánh “ong ve” thì đã gần như có ghế sớm, nhưng “ong chúa” thì vẫn chưa yên vị. Từ nay đến năm 2026 là thời gian khá dài để ông Vương Đình Huệ thúc ông Tổng Bí thư hạ bệ kẻ thù lớn. Cho đến nay, vẫn chưa thấy có tín hiệu nào khả quan để phe ông Tổng có thể khoan thủng được tuyến phòng ngự của ông Thủ tướng. Còn hơn 2 năm nữa là đến Đại hội XIV, nếu ông Phạm Minh Chính cứ lì đòn thế này và cộng thêm phần toan tính cẩn thận, thì có thể trụ được trước nhóm Huệ – Trọng thôi.

Thu Phương(Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023