Vì sao Tổng Bí thư Trọng không sang thăm Mỹ mà để Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam trong các ngày 10 và 11/9, mà không phải là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bay sang Mỹ như đồn đoán trước đó, để tiến hành ký kết việc nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên mức “đối tác chiến lược toàn diện” là có lý do đằng sau của nó. Dù rằng, đó là một việc cần thiết đối với Việt Nam hơn so với Hoa Kỳ, lẽ ra “Trâu phải đi tìm cọc, chứ sao để cọc sang tìm trâu”. Nghĩa là, Việt Nam phải chủ động sang Mỹ thì hợp lý hơn.

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc coi việc ông Trọng không phải sang Mỹ là một thắng lợi của Việt Nam, đó là có ẩn ý gì? Và nó có liên quan gì đến câu chuyện xảy ra năm 2015, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị lên đường thăm Mỹ, thì xuất hiện một âm mưu chính biến của tướng lĩnh quân đội. Song âm mưu đó đã bị cơ quan tình báo Bộ Công an – Tổng cục 5 – phát hiện, nhờ thông tin của cơ quan tình báo Mỹ. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang sau đó đã được ông Trọng “trả ơn” bằng chiếc ghế Chủ tịch nước, sau Đại hội 12, và đổi lại, ông Quang bị mắc bệnh lạ.

Bắt đầu bằng sự kiện, ngày 3/7/2015, lãnh đạo Bộ Quốc phòng bất ngờ ra quyết định, cho Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Phí Quốc Tuấn và Chính ủy Lê Hùng Mạnh nghỉ hưu trước tuổi, trong khi cả hai sinh cùng năm 1957, để thay thế bằng các Tướng Nguyễn Doãn Anh giữ chức Tư lệnh, và Tướng Nguyễn Thế Kết giữ chức Chỉnh ủy.

Việc nghỉ hưu của hai vị tướng chỉ huy cao nhất của Bộ Tư lệnh Thủ đô, xảy ra cùng một lúc với sự vắng bóng của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, càng khẳng định các đồn đoán về “âm mưu đảo chính”, đưa đến việc đình chỉ và quản chế bộ ba Phùng Quang Thanh, Phí Quốc Tuấn và Lê Hùng Mạnh.

Quyết định thay thế đột ngột Tư lệnh  và Chính ủy Quân khu Thủ đô với lý do, trước tháng 7/2015 đã có các dấu hiệu được cho là liên quan tới một âm mưu đảo chính. Cụ thể:

Một, trong Hội nghị thi đua quyết thắng toàn quân tổ chức ngày 1/7/ 2015, bất ngờ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, yêu cầu “Quân đội phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, với Hiến pháp ”

Đó là một tuyên bố được đánh giá là hiệu lệnh cho các tướng lĩnh quân đội ra tay. Đáng chú ý, Hội nghị thi đua toàn quân năm đó không thấy sự xuất hiện của các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang. Phải chăng, những người này đã được thông báo trước?

Hai, ngày 19/6/2015, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm Pháp và gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian. Nhưng hoàn toàn không có hãng thông tấn phương Tây nào loan tin này. Theo giới quan sát, đó chỉ là cách ngụy trang cho việc Phùng Quang Thanh đã bị quản thúc tại Hà Nội. Và sau đó 5 ngày, ngày 24/6/2015, Giáo sư  Phạm Gia Khải, thành viên Ban chăm sóc sức khỏe Trung ương, thông báo chính thức, Phùng Quang Thanh đi chữa bệnh tại Pháp. Đồng thời, mạng xã hội rộ lên tin đồn, Phùng Quang Thanh bị ám sát tại thủ đô Paris.

Trước sức ép mạnh mẽ của dư luận, lãnh đạo Việt Nam không thể giữ mãi tình trạng vắng mặt bí ẩn của Đại tướng Phùng Quang Thanh. Cho nên, tối ngày 27/7/2015, lãnh đạo Việt Nam buộc phải để cho Phùng Quang Thanh xuất hiện trở lại, trong chương trình giao lưu nghệ thuật “khát vọng đoàn tụ”. Nghĩa là, sau đúng 1 tháng vắng bóng, Tướng Phùng Quang Thanh chính thức trở lại, nhưng bị quản thúc tại trụ sở Bộ Quốc phòng.

Lúc đó, Thiếu tướng Ngô Quang Liên, Trợ lý của Phùng Quang Thanh nói với báo chí rằng, vì lý do sức khỏe, Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ ở lại trụ sở Bộ Quốc phòng, chứ không về nhà riêng. Nghĩa là, Phùng Quang Thanh đã chính thức bị quản thúc.

Trước đó, để tạo điều kiện cho Phùng Quang Thanh xuất hiện trong đêm 27/7/2015, trong các ngày 16 -18/7, lãnh đạo Việt nam đã đón tiếp Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung quốc, bất ngờ sang thăm Việt Nam.

Chuyến thăm đột ngột và bất thường của Trương Cao Lệ được báo chí đưa tin là để “tăng cường giao lưu trao đổi” giữa hai đảng, hai nhà nước, nhưng thực chất là để cứu Phùng Quang Thanh. Và sau đó, Phùng Quang Thanh không hề bị xử lý kỷ luật, thậm chí, tại Đại hội 12, Phùng Quang Thanh vẫn xuất hiện trên Đoàn chủ tịch Đại hội.

Qua sự kiện Phùng Quang Thanh và âm mưu đảo chính bất thành cho thấy, Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã sử dụng Phùng Quang Thanh để ngăn chặn Nguyễn Phú Trọng đi thăm Hoa Kỳ. Dù âm mưu đảo chính bị phát hiện, song rất có thể, đó chỉ là một kế hoạch mang tính dằn mặt của Trung Quốc với lãnh đạo Việt Nam mà thôi./.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023