Tác hại và lợi ích khi một “doanh nghiệp gian thương” sụp đổ

Link Youtube: https://youtu.be/PvvxdOBG7ck

Ngày 14/8, báo Đất Việt có bài “Khi một “doanh nghiệp gian thương” sụp đổ” của tác giả Christian Nguyen.

Theo đó, tác giả nêu ý kiến rằng, nếu biết một doanh nghiệp nào là gian thương, khả năng cao người tiêu dùng sẽ có tâm lý muốn nó bị sụp đổ. Tuy nhiên, để có nhận định một doanh nghiệp là gian thương hay không, thì tùy vào trải nghiệm, nhận thức và khả năng cập nhật tin tức, lọc tin của mỗi người.

Tác giả phân tích lợi hại như sau:

Tác hại nếu có:
– Tác động đến GDP: Sụp đổ của một doanh nghiệp lớn có thể gây ra giảm GDP do giảm sản xuất và doanh thu.

– Tác động đến thị trường lao động: Mất việc làm cho hàng ngàn người lao động.

– Ảnh hưởng đến ngành công nghiệp và các doanh nghiệp khác: Nếu doanh nghiệp đó là một phần của chuỗi cung ứng, sụp đổ có thể ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp khác.

– Tác động đến hệ thống tài chính: Nếu doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với hệ thống tài chính, sự sụp đổ có thể gây ra làn sóng tổn thất cho các tổ chức tài chính khác.

Lợi ích:
– Rà soát và cải tiến luật pháp: Việc sụp đổ có thể làm lộ rõ những lỗ hổng trong hệ thống giám sát và quản lý, đẩy mạnh cải tiến và thay đổi trong luật pháp và quy định.

– Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh: Nếu doanh nghiệp đó đã chiếm lĩnh thị trường một cách không công bằng hoặc có quy mô quá lớn, sụp đổ của nó có thể mở đường cho sự cạnh tranh công bằng hơn và sự đa dạng hóa trong ngành, việc loại bỏ doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho sự cạnh tranh lành mạnh hơn trong ngành.

– Khả năng phân tán tài nguyên: Tài nguyên (vốn, lao động, tài sản) có thể được phân phối lại đến các doanh nghiệp hiệu quả hơn, hoặc ngành công nghiệp đang phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

– Cải thiện tính công bằng và trách nhiệm xã hội: Nếu sụp đổ liên quan đến hành vi không đạo đức hoặc bất hợp pháp, việc loại bỏ doanh nghiệp đó có thể phản ánh một hệ thống quy định mạnh mẽ và công bằng, thúc đẩy lòng tin trong xã hội.

Nói chung, nếu biết một doanh nghiệp nào là gian thương, khả năng cao người tiêu dùng sẽ có tâm lý muốn nó bị sụp đổ. Tuy nhiên để có nhận định một doanh nghiệp là gian thương hay không, thì tùy vào trải nghiệm, nhận thức và khả năng cập nhật tin tức, lọc tin của mỗi người.

Khi quan sát, có thể tìm ra một số chỉ dấu để nhận biết một doanh nghiệp có phải là gian thương hay không. 

Cụ thể, tác giả nêu một số chỉ dấu gian dối của Tập đoàn VinGroup, bao gồm:

– Gần giống Việt Á nói láo về sự cấp phép của WHO, VinGroup từng bịa đặt rằng, FDA cấp phép cho test kit Vin-kit của họ.

– Cho bảo vệ hành hung khách hàng là những chủ sở hữu căn hộ Condotel khi khách hàng muốn giải quyết vướng mắc với doanh nghiệp

– Một số nơi bị người dân khiếu nại về vấn đề giải tỏa mặt bằng không công bằng, mặc kệ quyền lợi của người bị giải tỏa. Ví dụ như Dự án Vinhomes Riverside Hải Phòng.

– Phụ huynh Vinschool phản đối việc tăng học phí, thì VinGroup cấu kết với công an, nhờ công an mời phụ huynh lên đồn làm việc.

– Dùng nhiều thủ đoạn bưng bít truyền thông, đặc biệt là trên mạng xã hội facebook đã lợi dụng lỗ hổng report để xóa nhiều bài viết tố cáo của các nạn nhân. Không phải tất cả ai cũng bị xóa bài, nhưng rất nhiều người bị.

– Đại diện hãng xe VinFast vi phạm cam kết với khách hàng khi có sự cố, hứa đổi xe cho khách sau đó trốn tránh trách nhiệm.

– Làm trò trên truyền thông để thổi phồng giá trị doanh nghiệp.

– VinFast chưa bán được một chiếc xe nào ở Mỹ, nhưng cứ rêu rao là “đã bán được xe ở Mỹ”, đưa thông tin không rõ ràng về việc bán xe ở Mỹ để đánh lừa người đọc.

Hiện tại đang rêu rao đã bán được hơn ngàn xe ở Mỹ.

Quả thật, với những bằng chứng mà tác giả đưa ra, đã là quá đủ đến kết luận VinGroup có phải là gian thương hay không. Có lẽ cần bổ sung thêm thông tin mới đây, về việc xe VinFast bị lộ là hàng “Tàu nguyên con”.

 

Ý Nhi – thoibao.de

>>> “Báo chí Cách mạng” chiến đấu hết mình vì Đảng, nhưng im lặng trước việc tử hình oan

>>> Đức từ chối tất cả đơn xin dẫn độ về Việt Nam, sau vụ Trịnh Xuân Thanh

>>> Tình trạng “tiêu chuẩn kép” trong ngành tư pháp Việt Nam

>>> Hết “lùa gà” giờ Hoài Linh lại bẫy chim

Những bằng chứng oan sai trong vụ án Nguyễn Văn Chưởng

Kasse animation 7.8.2023