“Thói tham ăn” của người Việt góp phần làm suy giảm động vật hoang dã.

Link Video: https://youtu.be/aCZzs–THAg

RFA Tiếng Việt ngày 23/5 có bài bình luận của tác giả Trần Phương, nêu lên số phận của những cá thể động vật hoang dã, đang chết dần ở Việt Nam.  

Mở đầu bài viết, tác giả dẫn chứng các trường hợp động vật hoang dã đã bị chết do không được chăm sóc tốt, hoặc do môi trường ô nhiễm…

Theo đó, Cụ rùa cuối cùng cùng chủng loại với rùa Hồ Gươm đã chết vào sáng 23/4/2023. Đây là loài rùa gắn với sự tích Hồ Gươm – hồ Hoàn Kiếm, linh vật làm nên sự linh thiêng huyền bí của sự tích thần Kim Quy nổi lên đòi vua Lê Thái Tổ trả lại gươm thần. Đây là loài rùa mai mềm khổng lồ, quý hiếm nhất thế giới.

Câu chuyện đáng buồn khác là đàn thiên nga 12 con nhập về từ châu Âu vào năm 2018, và được thả xuống hồ Hoàn Kiếm. Cảnh đàn thiên nga bơi bình lặng trên mặt hồ êm ả sẽ rất đẹp và tạo thành một điểm du lịch mới mẻ ở Hà Nội, cũng như điểm nhấn trong cảnh quan chung. Nhưng chỉ một ngày sau khi thả, đàn thiên nga đã được đưa về hồ Thiền Quang và nuôi nhốt như vịt cỏ trong chiếc chuồng sắt. Những con chim to lớn với sải cánh rộng vốn quen  sống trong những vùng hồ, đầm rộng lớn, có nhiều lau sậy rậm rạp, nhiều tảo, động vật thân mềm, cá con, côn trùng… giờ chỉ có thể loanh quanh trong phạm vi chiếc chuồng vỏn vẹn vài chục mét. Đến cánh của chúng cũng không thể giương ra hết cỡ được.

Chỉ sau ít lâu khi về Việt Nam, đàn thiên nga đã chết hết một nửa. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội, nơi có trách nhiệm chăm sóc đàn thiên nga cho biết, có hai con chết ngay trong những tháng đầu do không thích nghi được. Bốn con khác chết do… ăn phải thức ăn trong đó có mắc lưỡi câu do người dân thả xuống hồ để câu cá.

Thay vì nguồn thức ăn phong phú của tự nhiên, sáu con thiên nga sống sót còn lại được cho ăn ngày hai lần, bằng cám và rau.

Cách đây khoảng ba bốn chục năm, các tỉnh nằm trong vùng sinh cảnh của tê giác như Đồng Nai, Bình Thuận, và Lâm Đồng đã phá huỷ toàn bộ rừng tự nhiên để trồng lại rừng “mới“. Rừng “” bao gồm nhiều quần thể sinh vật và đảm bảo đa dạng sinh học, nhưng cùng với việc chia cắt sinh cảnh tự nhiên của tê giác, chúng càng bị thu hẹp và bị đe dọa ngày càng nhiều. Hơn nữa, các dữ liệu phân tích và báo cáo cho thấy, rất nhiều loài động vật và thực vật đang bị đe dọa và suy giảm quần thể, đặc biệt là các loài thú, chim và lưỡng cư. Điều này cho thấy, nguy cơ con cháu của người Việt Nam chỉ biết đến các loài sinh vật qua sách vở và hình ảnh, khi chúng càng bị tuyệt chủng và suy giảm quần thể.

Hình: Bài trên RFA

Bạn có hình dung một đứa trẻ nhìn thấy con chó trong phim nước ngoài rồi thích thú kêu lên “Con này là con gì vậy mẹ”?

Đó là một ví dụ hơi khoa trương một chút về tương lai của Việt Nam, khi hầu hết các loài sinh vật trong thiên nhiên đã bị tuyệt chủng.

Cuối cùng, tác giả dẫn chứng nguyên nhân vì sự chết dần của động vật hoang dã tại Việt Nam.

Tình trạng suy thoái đáng lo ngại của môi trường sống ngày càng trở nên nghiêm trọng tại Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng đứng đầu trong số đó là hành vi khai thác động thực vật quá mức và trái phép. Thậm chí, nhiều loài động vật quý hiếm như tay gấu, chân hổ và sừng tê giác, cùng với nhiều loài chim và thú rừng khác đã bị tàn phá để phục vụ cho việc buôn bán trái phép. Ngoài ra, mất và xáo trộn sinh cảnh, ô nhiễm và biến đổi khí hậu cũng góp phần vào tình trạng suy thoái môi trường sống này.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự tham ăn của một số người dân Việt Nam, khi miếng ăn không chỉ đóng vai trò trong nhu cầu sinh tồn hay thưởng thức mà còn trở thành một thước đo cho sự giàu có và quyền lực. Tư duy này khiến cho nhiều người ta chỉ quan tâm đến việc ăn thịt động vật, mà không biết đến giá trị của các nguồn gen hiếm có.

Tình trạng suy thoái môi trường sống không chỉ ảnh hưởng đến việc bảo vệ động thực vật và động vật hoang dã mà còn ảnh hưởng đến đời sống và tâm linh của tất cả mỗi người dân Việt Nam. Các thành phố đang trở nên ngột ngạt, chất đầy bụi và đất đá, không còn các loài chim, côn trùng nữa. Các khu đô thị chỉ có những cây trồng trong chậu và ao hồ giả như một dấu hiệu cho sự xanh mát của thành phố. Tất cả mọi thứ đã bị bịt kín bằng xi măng.

Tóm lại, cùng với sự tham ăn của con người, là sự khô cằn, hung hãn, thiếu nhân văn trong đời sống và tâm linh của mỗi người dân Việt Nam khi giết chết thiên nhiên và tự giết mình trước sự suy thoái môi trường sống. Con người cần phải đổi mới tư duy và hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Quang Minh Thoibao.de

>>> Tổng thống Ukraine đến Hội nghị G7 và nhận được nhiều sự ủng hộ

>>> Trung Quốc lại cho tàu khảo sát xâm phạm lãnh hải Việt Nam

>>> Vinh danh Hai Nhựt, Đảng đang thách thức dân?

>>> Bị quốc tế lên án, Đảng lại đổ lỗi cho “thế lực thù địch” chống phá

Câu chuyện thiếu điện ở xứ thiên đường


Kasse animation 7.8.2023