Covid-19: Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam lên tiếng

Link Video: https://youtu.be/TdXd8R1aWTo

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài lo TP HCM phong tỏa tiếp sau 15/9 và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) bình luận về việc ông Nguyễn Thành Phong rời ghế lãnh đạo thành phố.

Nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ là Intel và các công ty nước ngoài khác đang hoạt động tại Việt Nam bày tỏ lo ngại rằng các biện pháp đối phó COVID-19 nghiêm ngặt kéo dài ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể ngăn cản đầu tư, báo Nikkei Asia của Nhật đưa tin vào ngày 22/8.

Bài báo cho hay vào tuần trước đại diện của các công ty nước ngoài đã gặp gỡ chính quyền TP HCM nơi đã trở thành tâm điểm của đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất tại Việt Nam.

Để đối phó với các ca nhiễm đang tăng mạnh, chính quyền trung ương đã công bố các biện pháp nghiêm ngặt trong thành phố sẽ bắt đầu từ 0h thứ Hai (23/08) và kéo dài đến ít nhất là ngày 15/9.

Mục đích của cuộc họp hôm thứ Sáu là để chia sẻ những thách thức mà các công ty chế tạo như Intel phải đối mặt để duy trì hoạt động, bà Hồ Thị Thu Uyên, Giám đốc đối ngoại của Intel tại Việt Nam và Malaysia nói với Nikkei Asia hôm thứ Bảy.

Gánh nặng tài chính cho việc thuê nhà ở cho công nhân là một trong những thách thức quan trọng,” bà Uyên nói.

Chúng tôi không chỉ nêu quan ngại mà còn đưa ra các giải pháp cho lãnh đạo thành phố như những khuyến nghị thiết thực thay vì duy trì [các biện pháp hiện có] lâu hơn sau 15/9“, bà Uyên được Nikkei dẫn lời.

Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành AmCham, tại phiên họp ngày 20/8 với giới lãnh đạo TP HCM

Intel Products Việt Nam vận hành một nhà máy kiểm tra và lắp ráp tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn tại TP HCM.

Một phần của các biện pháp chống dịch là “1.870 công nhân phải ở tại các khách sạn gần cơ sở của hãng. Điều đó đã phát sinh 140 tỷ đồng (6,1 triệu USD) trong một tháng kể từ tháng 7.

Nếu chúng tôi tiếp tục làm như vậy sau ngày 15/9, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách mà còn cả kế hoạch sản xuất,” bà Uyên nói với các giới chức thành phố tại cuộc họp, theo truyền thông Việt Nam.

Bà Uyên nói với nhà chức trách rằng công ty hoàn toàn cam kết làm việc với chính phủ, theo truyền thông Việt Nam. Nhưng bà kêu gọi sự linh hoạt để những công nhân đã được tiêm chủng đầy đủ có thể về nhà.

Jabil Việt Nam, chi nhánh Việt Nam của một công ty dịch vụ sản xuất có trụ sở tại Hoa Kỳ, cũng chia sẻ những lo ngại của Intel. Công ty cho biết nhiều đối tác kinh doanh đã chuyển đơn đặt hàng sang các nước khác như Trung Quốc và Singapore do chi phí phát sinh từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách.

Trong khi đó, hãng sản xuất máy tính Datalogic của Ý cho biết công ty đã chứng kiến ​​sự sụt giảm doanh thu trong một tháng từ 18,5 triệu USD trong tháng 6 xuống 11 triệu USD trong tháng 7.

Công ty này cũng mất khoảng 40% lực lượng lao động với 502 người rời công ty vào tháng 8.

Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam, cho biết nhà bán lẻ Nhật Bản gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động tại nước này do chi phí xét nghiệm COVID-19 bắt buộc với công nhân của họ khi tới nơi làm việc.

Ông Furusawa đề xuất chính quyền thành phố kéo dài thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thuế giá trị gia tăng và bảo hiểm y tế để doanh nghiệp có thêm thời gian hỗ trợ người lao động.

Những lo ngại đã được đưa ra khi cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đối diện khả năng có việc gia hạn phong tỏa sau ngày 15/9 với các ca nhiễm tiếp tục tăng lên.

Trong khi đó, Hiệp hội Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc (KoCham) và Hiệp hội doanh nghiệp Singapore (SBG) mong muốn miễn đóng các khoản bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp trong thời gian phải tạm ngừng hoạt động theo lệnh giãn cách. Ngoài ra, SBG đề xuất miễn, giảm thuế và các chi phí liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp, theo Vnexpress.

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) kêu gọi Chính phủ Việt Nam tập trung phân phối vaccine đến các tâm dịch, đặc biệt là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận, vốn là những vùng tập trung các khu công nghiệp và đóng góp đáng kể cho kinh tế quốc gia.

Hiệp hội Thương mại châu Âu (EuroCham) khuyến nghị ưu tiên tiêm vaccine cho ngành logistics để giúp các cảng có đủ công nhân bốc xếp, giải tỏa cảng nhanh,” bài báo nói.

Hôm thứ Bảy, Việt Nam đã ghi nhận 13.417 ca nhiễm COVID-19 mới, con số hàng ngày cao nhất kể từ cuối tháng 4 với TP HCM báo nhiễm 4.084 ca trong khi tỉnh Bình Dương báo có 6.623 ca nhiễm.

Đại dịch tiếp tục tàn phá miền nam Việt Nam, cỗ máy kinh tế chính của đất nước và tạo mây mù u ám cho triển vọng đầu tư. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 22,3% GDP cả nước và đóng góp 27,5% vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2019.

GDP của Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng bị tăng trưởng âm, không giống như một năm trước, Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng này, theo Nikkei.

Hàng chục nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Hàng trăm nghìn công nhân bị mất việc làm,” ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã cảnh báo tại cuộc họp hôm thứ Sáu.

Ông Hoan đánh giá nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất là rất lớn, nếu không có giải pháp kịp thời, theo Zing News trong bài ‘Doanh nghiệp FDI ở TP.HCM than mất đơn hàng trăm triệu USD’

Nguyễn Thành Phong: ‘Người bạn, đối tác của Hoa Kỳ’

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch TP HCM, kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài kiên nhẫn và đặt niềm tin vào các chính sách của thành phố để đẩy lùi đại dịch.

TP HCM hy vọng các doanh nghiệp FDI tiếp tục kiên trì, tin tưởng và đồng hành, ủng hộ công tác chống dịch của thành phố. Chúng tôi rất mong sự chung tay của các doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế và phòng chống dịch. TP HCM sẽ lắng nghe mọi kiến nghị của doanh nghiệp,” ông Phong nói tại phiên họp này vào buổi sáng thứ Sáu 20/8.

Đến chiều tối cùng ngày 20/8, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam công bố Quyết định về việc điều động, phân công ông Nguyễn Thành Phong giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Rất buồn khi thấy Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong, một người bạn và đối tác của Hoa Kỳ, AmCham, và cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ bất chợt từ chức và ra Hà Nội theo phân công,” Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam đăng trên Facebook của mình.

Trong những giờ cuối cùng của mình với tư cách là chủ tịch vào sáng thứ Sáu, ngày 20/8, ông ấy [Nguyễn Thành Phong] đã chăm chú lắng nghe những quan ngại của AmCham và cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài về những thách thức khi duy trì hoạt động trong giai đoạn đại dịch. Ông rõ ràng đang cố gắng làm hết sức mình để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân TP HCM, trong khi vẫn duy trì hoạt động kinh doanh và sinh kế ở mức độ tốt nhất có thể.

AmCham mong muốn tiếp tục hợp tác với giới lãnh đạo Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ quan hệ đối tác kinh tế Mỹ-Việt và các mục tiêu kép nhằm bảo vệ mạng sống và sinh kế khi chúng ta chung tay chống lại đại dịch COVID,” AmCham cho biết.

Ngày 22/08, truyền thông Việt Nam đưa tin Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thần tốc xét nghiệm diện rộng, riêng TP.HCM xét nghiệm toàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội để phát hiện sớm nhất các trường hợp F0, kịp thời ngăn chặn lây lan.

Cùng ngày, Bộ Y tế Việt Nam thông báo có 11.352 ca nhiễm và công bố số ca tử vong cao nhất từ đầu dịch với 737 ca.

Vào ngày 28/07/2021, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ nhất của khóa mới, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết trao thêm quyền cho thủ tướng và chính phủ trong việc phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch tại TP HCM lan nhanh và mạnh.

Nghị quyết 30 của Quốc Hội trao cho thủ tướng Phạm Minh Chính và các bộ “quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách để phòng chống dịch Covid-19” theo đó kể từ nay, chính phủ Việt Nam và thủ tướng có thể ra các quyết định chẳng hạn như “hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết”.

Điều này có nghĩa là Chính phủ và Thủ tướng Phạm Minh Chính có quyền ban hành các biện pháp “chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong luật hiện hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch Covid-19”.

Ngun: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58299446

Kasse animation 7.8.2023