Vì sao Tô Đại không dễ vượt qua Tổng Trọng để giành quyền thống trị?

Nhiều hiện tượng tự nhiên bất thường xảy ra ở Việt Nam gần đây, dường như đã báo hiệu “điềm gở” rằng, chính trị Việt Nam đã bước vào thời kỳ rối “như canh hẹ”. Đó là những chuyện: xuất hiện 2 mặt trời, động đất ở Hà Nội, hay thủy triều đỏ ở Hà Tĩnh mới đây.

Trong bối cảnh, cuộc đua nhân sự nhắm đến chiếc ghế Tổng Bí thư, được đánh giá là khởi động quá sớm, khi còn gần 2 năm nữa mới khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 14. Việc ông Võ Văn Thưởng bị “đứt gánh giữa đường”, đã khiến số ứng viên thu hẹp lại, song sự quyết liệt thì tăng lên gấp bội.

Các ứng viên còn lại cho chiếc ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới, gồm: Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Thêm phương án “dự phòng” với cái tên Phan Văn Giang – Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng cần được tính đến.

Giới phân tích cho rằng, kể từ Đại hội 12 đến nay, với sự giúp sức của Tổng Trọng, cộng với mô hình nhà nước “công an trị” của Việt Nam, Đại tướng – Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chứng tỏ rằng, ông là người nắm quyền sinh sát trong toàn bộ hệ thống chính trị của Đảng, và đang có xu hướng trở thành ông vua không ngai.

Nhưng nhìn từ chiều ngược lại, việc lạm quyền của Tô Lâm cũng bộc lộ ra những tử huyệt, mà ông phải đối mặt. Điều đó có thể khiến cho sự nghiệp chính trị của ông rơi xuống “vực thẳm” vô phương cứu chữa.

Theo đó, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 nhân sự cấp cao do Quốc hội phê chuẩn và bổ nhiệm, được công bố ngày 25/10/2023, Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm có số phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất. Đây là điều rất nghiêm trọng.

Trong số 6/16 thành viên Bộ Chính trị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, ông Tô Lâm cũng đạt kết quả thấp nhất. Điều đó cho thấy, sự bất tín nhiệm của giới chức lãnh đạo Việt Nam nói chung, và của các đại biểu Quốc hội nói riêng đối với ông Tô Lâm, đang ở mức báo động.

Trong khi, số phiếu “Tín nhiệm thấp” của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là 11; của Thủ tướng Phạm Minh Chính là 17; và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Phan Văn Giang chỉ là 4; thì Tô Lâm vọt lên tới 43.

Trong lúc đó, mối quan hệ giữa Tô Lâm và ông Trọng không còn tốt đẹp như trước đây. Ngược dòng thời gian, tháng 11/2021, Tô Lâm dính vào một scandal đầy tai tiếng, khi trên mạng xã hội xuất hiện trong một clip video cho thấy, đầu bếp nổi danh thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng kiếm đút tận miệng ngài Bộ trưởng một miếng steak dát vàng, trong một nhà hàng nổi tiếng ở thủ đô London, Anh Quốc.

Theo giới thạo tin, khi đó, những kẻ không ưa Tô Lâm trong Đảng muốn nhân cơ hội, tìm cách đánh bật Tô Lâm ra khỏi ghế Bộ trưởng Công an đầy quyền lực. Kể cả Tổng Trọng cũng vào hùa. Trong một cuộc họp cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, đầu tháng 12/2021, ông Trọng đã nhắc nhở chung với các lãnh đạo, nhưng thực ra là mỉa mai, cạnh khóe Tô Lâm, rằng “miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”.

Điều này đã khiến Tô Lâm lộn tiết, và lập tức, ông cho Bộ Công an khởi động đại án Việt Á và chuyến bay giải cứu, kinh thiên động địa. Ông khiến cho hàng loạt các quan chức thân cận với Tổng Trọng, như Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh… dẫn nhau vào tù. Ngoài ra, Tổng Trọng bị dư luận lên án, trong việc ký trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho tập đoàn “lừa đảo” Việt Á của ông chủ Phan Quốc Việt.

Ông Trọng cũng bị coi là một trong những nguyên nhân gây nên mối bất hòa giữa ông Tô Lâm và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc – cánh tay phải của Tổng Trọng, đồng thời là một nhân sự thay thế cho chức Bộ trưởng Công an, một khi ông Tô Lâm rời vị trí này.

Giới thạo tin tiết lộ, thời gian gần đây, trước sự lộng hành của Tô Lâm, Tổng Trọng đã tiết lộ với những người thân cận rằng, ông rất muốn đưa ông Phan Đình Trạc – Trưởng ban Nội chính Trung ương, thay thế Bộ trưởng Công an Tô Lâm, trước khi ông Trọng nghỉ hưu.

Từ lâu, Bắc Kinh đã chuẩn bị một kế hoạch thay thế Tổng Trọng, bằng một nhân vật thân Trung Quốc hơn, thậm chí là sắt máu hơn, trong việc duy trì chế độ toàn trị, độc đoán của nhà nước Cộng sản Việt Nam. Người đó, không ai khác, chính là Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm.

Tại thời điểm “nhạy cảm” hiện nay, khi thời cơ vàng đã đến, liệu ông Tô Lâm, với thế và lực như đã thấy, có hoàn tất được “cuộc đảo chính không tiếng súng”, để giành quyền thống trị Việt Nam, thay thế cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay không?./.

Vì sao Tô Đại không dễ vượt qua Tổng Trọng để giành quyền thống trị?

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023