Việt Nam: nhược tiểu kinh tế nhưng lại là “cường quốc doanh nhân”

Năm 1945, ông Hồ Chí Minh viết trong lá thư gửi học sinh toàn quốc, với lời nhắn mong ước Việt Nam “sánh vai cùng cường quốc năm châu”. Ngày ông Hồ viết câu đấy thì ông Nguyễn Phú Trọng mới chỉ là đứa trẻ thôi nôi, vì ông Trọng sinh năm 1944.

Nay ông Trọng đã 79 tuổi, đã ở vào cái tuổi gần đất xa trời. Vậy mà, Việt Nam vẫn ngụp lặn dưới đáy của thế giới, vẫn là đất nước “nghèo rớt mồng tơi” với thu nhập bình quân đầu người chỉ 4.000 USD/người/năm.

Câu nói “sánh vai cùng cường quốc năm châu” được Đảng Cộng sản dùng như là một lá bùa, để bổ sung vào cái nồi lẩu thập cẩm “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Mơ ước này của ông Hồ vẫn được Đảng Cộng sản bốc thơm là “mang tầm thời đại”.

Và cái kết là, giáo dục Việt Nam hiện nay nát như tương. Đạo đức của cả giáo viên lẫn học sinh đều xuống cấp. Nhà trường giờ như những cơ sở kinh tài của các gian thương đội lốt nhà quản lý giáo dục. Trường học giờ đây không coi trọng cả chất lượng đào tạo lẫn giá trị đạo đức, chỉ biết chăm chăm nhìn vào túi tiền của phụ huynh mà vét.

Việt Nam nay không còn đói đại trà nữa, nhưng vẫn đang ngụp lặn trong cái nghèo. Không nghèo sao được khi mà Đảng xem toàn dân như mỏ vàng để khai thác. Khi dân gặp thảm họa, thì Đảng lại xem đó là cơ hội để vơ vét. Dịch Covid nổi lên đã chứng minh điều đó. Nhờ có Covid mà quan tham mới có cơ hội vơ vét thông qua Việt Á và chuyến bay giải cứu.

Tuy luôn hô hào “nhà nước của dân do dân và vì dân”, nhưng thực chất, dân chỉ là đối tượng để Đảng sở hữu và khai thác. Bởi thế nên, câu nói nổi tiếng “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” của ông Nguyễn Văn Thiệu, mới luôn được chứng thực, cho đến khi nào Đảng Cộng sản chết đi.

Sẽ không có vì dân nào cả, mà chỉ có khai thác dân mà thôi. Bội chi ngân sách thì móc túi dân bù vào, quan tham nhũng cũng móc từ túi dân, doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ rồi cũng móc túi dân để bù lỗ. Trăm sự đổ lên đầu dân. Và đó là một trong những nguyên nhân làm cho dân nghèo nước yếu.

Trong khu vực Đông Nam Á, không có nước nào mà người bán vé số nhiều như ở Việt Nam. Nhan nhản, đâu đâu cũng có người bán vé số. Người bán vé số nhiều chứng tỏ, những công việc khác không đủ để giải quyết việc làm cho dân. “Thành quả” của Đảng là như thế: Là một xã hội đói nghèo, là người dân cực khổ không có việc làm, là nơi mà người ăn xin xuất hiện khắp nơi vv.. Đấy là “công ơn” của Đảng.

Mới đây, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, Việt Nam hiện có đội ngũ doanh nhân đạt 2 – 3 triệu người; nếu tính cả những người làm kinh doanh nhỏ lẻ, thì đội ngũ doanh nhân có thể đạt tới 10 triệu người.

Được biết, dân số Việt Nam hiện nay khoảng 100 triệu người, trong đó, từ 15 tuổi đến 64 tuổi là 69 triệu người. Vậy, tỷ lệ doanh nhân đối với người trong độ tuổi lao động là 15%. Tính ra, cứ 7 người trong độ tuổi lao động thì có 1 người là “doanh nhân”. Như vậy, có lẽ Việt Nam là “cường quốc” về doanh nhân, dù vẫn là một nước nghèo không chịu phát triển.

Mới đây, mạng xã hội dậy sóng khi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam TP.HCM đưa ra câu khẩu hiệu “mỗi người nghèo là một doanh nhân”. Có lẽ, chỉ có ở Việt Nam, từ “doanh nhân” mới được thần thánh hóa lên quá mức.

Có người nhận xét, thích làm doanh nhân cũng là một biểu hiện của xã hội háo danh. Cần danh xưng “doanh nhân” để làm gì? Chỉ cần làm việc đúng pháp luật và có thu nhập đủ sống, có tích lũy thì càng tốt, được vậy thì làm công ăn lương còn tốt hơn làm chủ.

Ở một đất nước mà người dân dù có làm việc cật lực cũng chỉ đủ cơm ngày 3 bữa, thì có nhiều doanh nhân  cũng chẳng ý nghĩa gì cả. Việc nhà nước cần làm là làm sao cho dân giàu nước mạnh, phần còn lại thì để xã hội tự điều chỉnh, miễn sao nền kinh tế phát triển là được.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023