Tà thuyết đấu tranh tôn giáo của Đảng

Link Youtube: https://youtu.be/AaO9kGNQB4c

Ngày 14/8, báo Tiếng Dân đăng bài “Đảng Cộng sản Việt Nam và tà thuyết đấu tranh tôn giáo” của Luật sư Đào Tăng Dực từ Úc châu.

Theo quan điểm của tác giả, các đảng Cộng sản trên thế giới, từ Liên Xô đến Trung Quốc, Hàn Quốc đến Việt Nam, đều cướp chính quyền và bám giữ chính quyền qua sự đề xướng và thực thi 2 mệnh đề chính trị căn bản:

  1. Mệnh đề thứ nhất: đấu tranh chính trị là đấu tranh giữa các giai cấp xã hội. Đây là mệnh đề phát xuất từ Karl Marx, cho rằng, xã hội loài người phát triển dựa trên đấu tranh giữa giai cấp, giữa giai cấp tư bản bóc lột và giai cấp vô sản bị bóc lột. Một khi giai cấp vô sản chiến thắng và thiết lập một nhà nước xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thì sẽ không còn mâu thuẫn nội tại và thiên đường Xã hội Chủ nghĩa sẽ hình thành.
  2. Mệnh đề thứ nhì: đấu tranh giữa các đế quốc thực dân và các quốc gia thuộc địa là một sự nối dài của đấu tranh giai cấp, do Lê Nin khởi xướng.

Lịch sử thế giới đã chứng minh cả 2 mệnh đề này đều là tà thuyết, chỉ mang tính huyền thoại.

Tuy nhiên, theo tác giả, Đảng Cộng sản Việt Nam còn có một mệnh đề thứ ba rất nguy hiểm: Đấu tranh giữa Công giáo và Phật giáo Việt Nam. Mệnh đề này không phổ biến trên trường quốc tế, nhưng đã giúp rất nhiều cho Đảng Cộng sản Việt Nam chiến thắng tại miền Nam.

Tác giả phân tích, người Cộng sản Việt Nam đã thuyết phục được rất nhiều người trong hàng giáo phẩm Phật giáo, tín đồ Phật giáo miền Nam và sự kiện này đã giúp họ chiến thắng trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn.

Chiến thắng của họ bắt đầu đậm nét từ cuộc đảo chính lật đổ các ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu (1963), và ngày càng đậm nét với việc Giáo hội Phật giáo xuống đường liên tục sau đó.

Mệnh đề thứ 3 này có tính chiến lược đối với Đảng Cộng sản Việt Nam vì không những nó giúp cho họ chiến thắng, mà còn tiếp tục giúp họ duy trì quyền lực tại Việt Nam.

Hình: Một đại lễ Phật Đản được tổ chức hoành tráng tại Việt Nam

Tác giả nhận định, đả phá mệnh đề này là một điều kiện tiên quyết, trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Tác giả nhận định, ý niệm xung đột tôn giáo giữa Phật giáo và Công giáo là một biện minh có tính ảo giác do Đảng Cộng sản Việt Nam dựng lên, và hoàn toàn không có căn bản nguyên thủy.

Tác giả lấy dẫn chứng từ các quốc gia hoặc xã hội Đông Á, cùng một nền văn hóa và chiều dài lịch sử như chúng ta, là Đài Loan, Hồng Kong, Nhật Bản, Nam Hàn, đã trở nên những xã hội đa tôn giáo thành công, và mọi tôn giáo hiện diện đều hoạt động hài hòa, trong khuôn khổ của hiến pháp và luật pháp.

Tính hòa giải các xung đột giữa mọi thành phần trong xã hội dân sự, là một nét đặc thù của một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính.

Tác giả tin tưởng rằng, trong một nền dân chủ tương lai tại Việt Nam, tất cả mọi tôn giáo, từ Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài và nhất là Phật giáo, sẽ như những đóa hoa tuyệt đẹp, tô điểm cho non sông đất nước Việt Nam.

Mệnh đề 3 này của Cộng sản Việt Nam chắc chắn là một tà thuyết ngoại lai, cần phải vứt vào sọt rác của lịch sử.

Tác giả kết luận, một khi mệnh đề thứ 3 của Cộng sản Việt Nam bị dập tắt và hiện nguyên hình là một tà thuyết mị dân, một khi những người Phật tử Việt Nam hiểu rõ mình bị lừa gạt từ nhiều thập niên, một khi hàng ngũ giáo phẩm Phật giáo ý thức thực trạng này và vượt thoát vòng kiềm tỏa của Mặt trận Tổ quốc, một khi mọi thành phần tôn giáo cùng đồng hành với dân tộc trong tiến trình dân chủ hóa đất nước, thì những cuộc biểu tình vì môi trường sống trong tương lai, hoặc vì dân chủ và nhân quyền, sẽ có thể quy tụ hàng trăm ngàn người, và chế độ Cộng sản Việt Nam sẽ nhanh chóng cáo chung.

Hoàng Anh – thoibao.de

>>> “Báo chí Cách mạng” chiến đấu hết mình vì Đảng, nhưng im lặng trước việc tử hình oan

>>> Đức từ chối tất cả đơn xin dẫn độ về Việt Nam, sau vụ Trịnh Xuân Thanh

>>> Tình trạng “tiêu chuẩn kép” trong ngành tư pháp Việt Nam

>>> Hết “lùa gà” giờ Hoài Linh lại bẫy chim

Những bằng chứng oan sai trong vụ án Nguyễn Văn Chưởng

Kasse animation 7.8.2023