Vụ “chuyến bay giải cứu”: Làm sao để nạn nhân có thể kiện?

Link Video: https://youtu.be/mn-R9SjfuSI

Báo VOA ngày 10/8 có bài viết của Luật sư Lê Quốc Quân, phân tích về việc làm thế nào để các nhạn nhân trong vụ án “chuyến bay giải cứu” có thể khởi kiện tập thể.

Theo đó, đại án “chuyến bay giải cứu” đang khép lại. Tác giả cho rằng, nhà nước coi như đã xong việc của mình khi “dằn mặt” được một số quan chức hư hỏng và ban phát được một ít “công lý” cho người dân đang ngập tràn bức xúc.

Một vụ án có số lượng người bị “móc túi” lớn đến như vậy, thì các nạn nhân nên nghĩ đến việc khiếu nại, khiếu kiện tập thể để đòi lại quyền lợi.

Tác giả đưa ra một số phân tích về pháp lý, của Việt Nam và Quốc tế về vấn đề khởi kiện tập thể nhằm giúp các nạn nhân lựa chọn hành động.

Kiện tập thể có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ luật pháp Anh – Mỹ (Common Law).

Trong nhiều trường hợp phải tiến hành việc khởi kiện tập thể vì nói chung dân chúng ngại việc kiện cáo, nhất là khi lợi ích bị xâm hại không quá lớn. Việc khởi kiện tập thể, nếu theo luật pháp Mỹ, thì chỉ cần 2-5 người đại diện tiến hành việc kiện cho hàng trăm, thậm chí hàng ngàn nạn nhân. Ví dụ trong trường hợp “chuyến bay giải cứu” thì chỉ cần một nhóm 3-5 người là có thể thay mặt cho toàn bộ – hơn 200.000 nạn nhân đã tham gia các chuyến bay.

Đặc điểm quan trọng nhất của việc kiện tập thể, là bị đơn chỉ làm việc với một số người đại diện các nguyên đơn đứng ra khởi kiện mà thôi. Có nghĩa là các công ty bị kiện sẽ phải đối mặt với một bó đũa thay vì có thể “xẻ lẻ” hoặc bẻ gãy từng chiếc.

Kiện tập thể cho phép các thành viên có lợi ích bị xâm hại liên kết lại với nhau, cùng đòi quyền lợi lớn hơn vượt xa các chi phí kiện tụng.

Ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có các căn cứ pháp luật cụ thể nào để tiến hành các vụ kiện tập thể. Điều 42 Bộ luật tố tụng Dân sự có quy định về việc “nhập vụ án” khi nhiều người cùng khởi kiện một cá nhân, hoặc một cơ quan tổ chức. Nghĩa là các cá nhân phải tiến hành nộp đơn khởi kiện riêng và Toà có thể nhập các vụ án vào với nhau.

Trên thực tế, năm 2010, Vedan đã chấp nhận bồi thường 220 tỷ cho gần 8.000 nông dân sau khi hơn 4.000 lá đơn được nộp. Năm 2016, Formosa cũng đã chấp nhận bồi thường 500 triệu USD cho 4 tỉnh miền trung vì gây ra thảm hoạ môi trường.

 

Hình: VOA đưa tin

Trong những năm gần đây, có nhiều vụ án liên quan đến đầu tư bất động sản – các nhà đầu tư cùng góp tiền để làm dự án nhưng cuối cùng dự án bị bỏ dở, không giao nhà hoặc nhà kém chất lượng, cho dù các nạn nhân đã gửi đơn kiện tập thể nhưng cuối cùng, chủ đầu tư, chính quyền, kể cả toà án cùng tách bó đũa ra và “bẻ gãy từng chiếc”.

Ví dụ có vụ án 76 người đã đầu tư vào Dự án bất động sản 584 Lilama SHB – dự án xây dựng căn hộ. Sau nhiều năm chậm trễ, vi phạm hợp đồng, chủ đầu tư không trả tiền, cũng không giao nhà nên họ cùng nhau kiện tập thể nhưng cuối cùng họ vẫn thua cuộc, toà phúc thẩm đã “chẻ” vụ kiện trên thành các vụ án riêng lẻ, bó đũa bị tách ra.

Đối với vụ “chuyến bay giải cứu” những người sử dụng dịch vụ, có thể tiến hành khiếu nại tập thể tại Việt Nam theo Nghị định số 124/2020/NĐ-CP. Các nạn nhân có thể tập hợp các chứng từ để chứng minh mua vé từ đâu, giá bao nhiêu, thiệt hại ra sao khi nộp đơn đòi bồi thường.

Tuy nhiên trong vụ “chuyến bay giải cứu”, các nạn nhân sẽ khó bồi thường thiệt hại của họ ở tại Việt Nam. Bởi vậy họ có thể tìm kiếm một hãng luật ở nước ngoài và khởi kiện tại một cơ quan tài phán ở nước ngoài, cụ thể ở đây là Hoa Kỳ.

Để tiến hành các vụ kiện chống lại một pháp nhân nào đó theo luật pháp Hoa Kỳ, trước hết phải xác định pháp nhân ấy có hiện diện vật lý tại Hoa Kỳ không? Có trụ sở và có đăng ký hoạt động theo luật pháp Mỹ không? Hành vi gây thiệt hại có thực hiện trên lãnh thổ của Hoa Kỳ hay không?

Con đường sẽ rất dài và không dễ dàng, nhưng những ai yêu mến công lý vẫn có thể liên hệ các hãng luật tại Mỹ, để nhờ xem xét việc khởi kiện để bảo đảm sẽ không bao giờ có đại án nào kiểu như “chuyến bay giải cứu” trong tương lai nữa

Xuân Hưng

>>> Cần áp dụng đúng luật để minh oan cho các tử tù bị oan sai

>>> Những bằng chứng oan sai trong vụ án Nguyễn Văn Chưởng

>>> Dưới chế độ độc tài, e rằng số phận Nguyễn Văn Chưởng đã an bài trong tuyệt vọng

>>> “Báo chí Cách mạng” chiến đấu hết mình vì Đảng, nhưng im lặng trước việc tử hình oan

Biết thua để nhường chỗ cho công lý.


Kasse animation 7.8.2023