Phiên tòa không có bị hại?

Link Video: https://youtu.be/KukPhb2-xu8

Ngày 16/7, trên trang Facebook cá nhân của nhà thơ Nguyễn Tiến Tường có bài “Hãy trả lại tiền cho nhân dân thống khổ!”

Tác giả đề cập đến vụ chuyến bay giải cứu, trong đó, 21 bị can bị cáo từ Trung ương, bộ ngành, địa phương, bị truy tố, với tổng số tiền nhận hối lộ lên đến 180 tỷ đồng. Chưa kể gần 60 tỷ đồng lãnh đạo Công ty Bluesky dùng để chạy án.

Để có số tiền khổng lồ này, theo tác giả, họ đương nhiên đánh thẳng vào nhân dân bằng giá vé. Nhân dân đó là người xuất khẩu lao động, là du học sinh, thậm chí tù nhân về nước.

Tác giả cho biết, hãng hàng không Vietnam Airlines sắm vai trò “chủ đạo” trong gần 1.000 chuyến bay giải cứu. Giá vé những chuyến bay “ngạo nghễ” khi đó, đắt gấp đôi, gấp ba thường lệ.

Tác giả lấy dẫn chứng, đơn cử, giá vé máy bay của Vietnam Airlines từ Canada và Mỹ về Việt Nam, dao động từ 52 – 58 triệu đồng/vé, cao gấp đôi so với mức giá trước đây, khoảng 25 – 30 triệu đồng/vé. Tương tự, giá vé máy bay từ Hàn Quốc và Úc về Việt Nam cũng lên tới 18 – 20 triệu đồng/vé…

Tác giả dẫn thông tin từ nhiều hành khách trở về từ Nga, cho biết, tại thời điểm chưa có dịch Covid-19, giá vé máy bay 2 chiều Matxcơva – Hà Nội, dao động từ 600 – 1.200 USD, tùy thời điểm. Tuy nhiên, trong thời gian bay giải cứu, nhiều khách phải mua vé máy bay với giá lên tới 1.300 USD/một chiều.

Trung bình, tác giả đưa thông tin, để mua một “gói hồi hương”, gồm vé máy bay và chi phí cách ly y tế 7 ngày tại khách sạn 3 sao, hành khách từ Mỹ, châu Âu, phải trả khoảng 90 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với bình thường.

Tác giả cho biết thêm, dù có mức giá cao như vậy, nhưng với các chuyến bay giải cứu, không phải có tiền là mua được vé, phải “quen biết” hoặc “đi cửa sau” mới có. Nhiều người Việt ở nước ngoài khi ấy tìm cách về nước với giá rẻ hơn nhiều, như bay về Phnom Penh (Campuchia), sau đó bay về Việt Nam, tổng chi phí kể cả cách ly 7 ngày chưa đến 30 triệu đồng.

Tác giả nhận xét, những khoản chi hối lộ của các bị can chỉ là phần nổi của tảng băng. Số tiền mà nhân dân thống khổ phải chi, chắc chắn lớn hơn thế nhiều lần, và nó đã bị “xơ múi” ở nhiều khâu dịch vụ, nhiều tầng nấc trung gian.

Hình: Status trên Facebook Nguyễn Tiến Tường

Tác giả nêu quan điểm, phiên tòa chuyến bay giải cứu là phiên tòa… chưa thấy bị hại. Bị hại ở đây là nhân dân thống khổ, họ phải được truy trả số tiền trên tỷ lệ mà các bị cáo nộp khắc phục vụ án.

Các hãng hàng không nên được triệu tập với tư cách có quyền và nghĩa vụ liên quan. Truy xuất danh sách bán vé của họ, để trả lại cho dân không khó.

Tác giả nghĩ rằng, đó là phần dân sự trong án hình sự, cũng chính là đạo lý khi hành xử với nhân dân!

Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, Luật sư Nguyễn Thành Công, thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM, và Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến (Đại học Luật TP.HCM), trình bày trên báo Pháp Luật ngày 13/7, người dân có quyền khởi kiện để đòi lại phần chênh lệch. Tuy nhiên, việc khiếu kiện này là không dễ dàng, bởi họ phải thu thập chứng cứ và chứng minh thiệt hại, trong khi, bay vào mùa dịch nên có nhiều khoản chi mà bình thường không có, hoặc mức chi nhiều hơn.

Điều hai vị Luật sư này nói không phải không có lý, tuy nhiên, đối với một vụ đại án như chuyến bay giải cứu, thì không thể xử lý theo cách thức thông thường: Bị hại nộp đơn kiện đòi bồi thường và chứng minh thiệt hại.

Việc khắc phục hậu quả đối với vụ án lớn, có tác động xã hội sâu rộng, thì phải do cơ quan chức năng đảm nhiệm, vì nó ảnh hưởng đến tâm lý, đến dư luận và sự bình yên của xã hội. Thậm chí, nó ảnh hưởng đến tính chính danh của nhà cầm quyền, khi mà họ để cho cán bộ của họ gây ra những tác động xã hội lớn như vậy.

Hơn nữa, nếu không trả lại tiền chênh lệch do dân, vậy tiền tham nhũng thu hồi từ vụ án sẽ chạy đi đâu?

Hình: Báo Pháp Luật đặt câu hỏi về việc hành khách đòi tiền chênh lệch trong vụ chuyến bay giải cứu

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Triệt Trịnh Văn Quyết, Bamboo Airways thấm đòn cầu cứu Chính phủ!

>>> Ông Tổng lựa thế đánh nào để “lật kèo” Ba Dũng?

>>> “Trùm chăn dắt báo chí” Nguyễn Mạnh Hùng vung gậy, Zing News ngoan ngoãn chịu phạt!

>>> Giáo dục tàn, y tế mạt nhưng tượng đài thì mọc như nấm!

Vụ án khai thác khoáng sản “chui” ở Lào Cai


Kasse animation 7.8.2023