Sài Gòn, con ngựa thồ bị vắt cạn sức lực. Hòn ngọc Viễn Đông tàn tạ

Sài Gòn xưa là hòn ngọc Viễn Đông, là đô thị phát triển nhất khu vực. Sau khi thành phố này bị đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh, đây được xem là lúc mà thành phố này bị bức tử.

Mô tả hình ảnh thành phố bị đổi tên, trong nhạc phẩm “1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước”, nhạc sĩ Phạm Duy đã mô tả như sau: “Một ngày bảy lăm, con bỏ hết giang sơn. Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống. Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui. Sài Gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người”.

Thật sự sau ngày bị đổi tên, Sài Gòn trở nên xơ xác, không còn sức sống. Và thành phố này chìm vào nỗi khốn cùng, cùng toàn bộ người dân Việt Nam sau năm 1975. Sài Gòn đã bị bần cùng hóa khi nó mang tên thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư thành ủy TP HCM là người Tây Ninh

Sau năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi mới (thực chất là sửa sai), thì TP. HCM mới khởi sắc trở lại, nhưng quá muộn. So với Bangkok của Thái Lan, Jakarta của Indonesia, Kuala Lumpur của Malaysia, hay Singapore, thì TP Hồ Chí Minh đã bị bỏ xa.

Nhưng cho dù bị các thành phố trong khu vực bỏ xa, thì TP. HCM vẫn là đầu tàu kinh tế lớn của cả nước.

Sau khi TP. HCM khởi sắc, nó lại bị gánh thêm kiếp trầm luân khác nữa, đó là sự bóc lột Đảng Cộng sản. Người dân thành phố HCM đóng thuế 100 đồng, thì bị Trung ương tước đoạt hết 82 đồng, để nuôi bộ máy cồng kềnh ngoài Hà Nội và nuôi những tỉnh thành ăn hại chuyên xây tượng đài để mặc dân đói khổ. Đã rất nhiều năm qua, nguồn lực của Sài Gòn bị Trung ương bòn rút và lãng phí.

Tuy đóng góp ngân sách cho Trung ương nhiều nhất, nhưng quan chức gốc thành phố này bị đì “sát ván”. Hai vị trí quan trọng nhất trong bộ máy chính quyền thành phố là Bí thư Thành ủy và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, bị giao cho người ngoại tỉnh nắm, mà không giao cho dân gốc thành phố này. Nói chung, dù là người Cộng sản, nhưng người Cộng sản gốc Sài Gòn cũng chỉ là quan chức hạng hai mà thôi.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố HCM là người Bến Tre

Hiện nay, thành phố HCM đang trên đà mất đi vị thế dẫn đầu. Nguyên nhân thì đã rõ, thành phố này bị bòn rút, người thành phố bị ngăn cản không cho làm lãnh đạo thành phố. Người ngoại tỉnh đến, họ không làm việc ăn ý với bộ máy vốn đa số là dân gốc thành phố, như vậy thì làm sao họ lãnh đạo tốt? Đáng lý ra, Trung ương phải để thành phố tự quản và tự phát triển, nhằm kéo đoàn tàu kinh tế Việt Nam tiến lên. Ngược lại, Đảng Cộng sản chỉ xem TP. HCM là nơi để các cá nhân được chọn cơ cấu về Trung ương, dùng làm bàn đạp cho sự nghiệp chính trị của họ.

Bí thư Thành ủy TP. HCM hiện nay là ông Nguyễn Văn Nên, người Tây Ninh. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM hiện nay là ông Phan Văn Mãi, người Bến Tre. Hai ông này đang quan tâm đến vị trí mới ngoài Trung ương, hơn là toàn tâm toàn ý vực dậy nền kinh tế thành phố.

Cách điều hành của Trung ương lâu nay đã tước bỏ cơ hội lớn của thành phố này. Trước đây, người ta kỳ vọng TP. HCM lấy lại vị trí hòn ngọc Viễn Đông, nhưng giờ đây, không ai dám mơ tới điều đó. Giờ đây, người Sài Gòn chỉ mơ sao cho thành phố này đừng quá tụt hậu so với các tỉnh thành khác trong nước, là đã thành công rồi.

Theo điều tra riêng của chúng tôi, khu phố Phú Mỹ Hưng thuộc quận 7 TP. HCM, xưa nay được xem là biểu tượng cho sự phồn vinh của thành phố. Tại đây có khu phố người Hàn Quốc, thường là nơi các doanh nhân xứ Hàn qua TP. HCM sống và làm việc, thì nay, họ đóng cửa trả nhà, trở về nước gần hết. Ngày trước, người nước ngoài xem TP. HCM là nơi tốt nhất để họ đến, nếu họ muốn làm việc tại Việt Nam, thì nay họ đã bỏ đi.

Đấy là những gì mà chính quyền Cộng sản đã gây ra với thành phố lớn nhất nước này. Không biết, cứ bắt TP HCM phải đóng 82% thu nhập, rồi tước mất quyền lãnh đạo của dân thành phố, thì thành phố này thoát khỏi khó khăn thế nào đây?

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://cand.com.vn/thoi-su/TP-Ho-Chi-Minh-kiem-duoc-100-dong-van-se-nop-82-dong-vao-ngan-sach-trung-uong-i455338/

 

Kasse animation 7.8.2023