Chiêu trò của cựu lãnh đạo Ngoại giao trong chuyến bay giải cứu

Link Video: https://youtu.be/kP-3nGQf1S8

Ngày 4/4, truyền thông nhà nước đưa tin, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố 54 bị can, gồm nhiều quan chức cấp cao trong vụ “chuyến bay giải cứu” để trục lợi giai đoạn dịch Covid-19.

Các bị can là cựu quan chức bị cáo buộc đã nhận hối lộ của các doanh nghiệp lữ hành, với số tiền hàng trăm ngàn đô la và hàng chục tỷ đồng, bị đề nghị truy tố theo các tội “nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ và chiếm đoạt tài sản“.

Báo Đầu tư vào ngày 4/4 cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định, bà Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, “chỉ quan hệ với những doanh nghiệp lớn, hoặc những doanh nghiệp có mối quan hệ với lãnh đạo các cấp“. Theo cáo trạng, bà Lan đã “hướng dẫn doanh nghiệp “thân cận”, mượn nhiều pháp nhân khác nhau để xin chuyến bay; chỉ đạo cấp dưới lựa chọn doanh nghiệp “thân cận” đưa vào kế hoạch bay và thực hiện chuyến bay sau khi được “Tổ công tác” gồm 5 Bộ đồng ý”. Bà đã “không công bố công khai danh sách những doanh nghiệp được thực hiện chuyến bay combo để công dân lựa chọn“. Còn “đối với các doanh nghiệp không có quan hệ, bà chỉ đạo sát ngày bay mới thông báo, thay đổi kế hoạch bay, số chuyến bay mà doanh nghiệp đã đề xuất, dẫn đến phải tách chuyến, “chạy” xin thêm công dân để đủ số ghế chuyến bay…”

Báo đầu tư dẫn kết luận điều tra của Bộ Công an cho hay, bà Lan với vai trò là Cục trưởng Cục Lãnh sự, đã “lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của Cục Lãnh sự” và không những không tham mưu cho Chính phủ ban hành quy chế, tiêu chí, điều kiện doanh nghiệp tham gia chuyến bay, quản lý giá, mà còn để tự người dân liên hệ với đại lý của doanh nghiệp, dẫn đến chi phí tăng cao.

Bằng các phương thức, thủ đoạn nêu trên, bị can Hương Lan đã được 8 doanh nghiệp liên hệ hối lộ số tiền 20,2 tỉ đồng và 210.000 USD, tương đương hơn 25 tỉ đồng.”

Hình: Bài trên báo Đầu tư

Được biết, Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao là đơn vị chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xét duyệt, cấp phép, thực hiện các chuyến bay cho doanh nghiệp.

BBC hôm 5/4 nhắc đến một bị can khác thuộc Bộ Ngoại giao là cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng, người có nhiệm vụ duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay trên cơ sở đề xuất của Cục Lãnh sự, để gửi các thành viên trong Tổ công tác 5 Bộ xin ý kiến. Ông Dũng cũng bị cáo buộc đã chỉ đạo cấp dưới đưa các doanh nghiệp thân quen vào danh sách kế hoạch thực hiện chuyến bay combo và nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng của đại diện các doanh nghiệp liên quan tới vụ án.

Một quan chức khác cũng mang hàm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bị đề nghị truy tố là ông Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản. Ông Nam bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, để nhận hối lộ 60.000 USD và 450 triệu “để giúp một công ty lữ hành cho 6 chuyến bay combo đưa công nhân Việt Nam từ Nhật Bản về nước”. Bên cạnh đó, cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia là ông Trần Việt Thái bị đề nghị truy tố tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ“.

BBC nhắc lại việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, do chịu trách nhiệm trong hàng loạt các vi phạm liên quan chuyến bay giải cứu vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, ông Sơn chỉ bị Bộ Chính trị “phê bình nghiêm khắc”, trong khi cấp trên của ông, cựu Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thì bị bãi nhiệm.

Vụ chuyến bay giải cứu là một sự ô nhục của ngành Ngoại giao nói riêng và của chính quyền Việt Nam nói chung. Hô hào là “bảo trợ công dân”, nhưng thực chất là ăn cướp của công dân, những người đang khốn khổ vì bị kẹt ở người ngoài trong đại dịch.

Hình: Bài trên BBC

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Chủ tịch V.V Thưởng bị “hoang tưởng” hay trí tuệ chưa đủ lớn?

>>> “Chị đại” điều gái cho cựu Giám đốc Công an Quảng Trị giờ dùng Hội An “trấn lột” khách

>>> Bộ Quốc phòng nơi tranh chấp Tổng Bí thư – Thủ tướng, dính án chuyến bay giải cứu. Ai bị “dính chưởng”?

>>> Miếng ăn triệu đô của các tướng Công an, Bộ Công an thời ông Tô thối nát tột cùng

Đấu đá nội bộ khiến các dự án năng lượng sạch bị trì trệ


Kasse animation 7.8.2023