Đốt tiền núi, xuất xe nhỏ giọt, VinFast có dấu hiệu lụi tàn

Nhà máy VinFast ở thành phố Hải Phòng với tổng vốn đầu tư là 3,5 tỷ USD và công suất là 250.000 xe/năm giai đoạn 1, dự kiến nâng công suất lên tới 950.000 xe/năm vào năm 2026. Một nhà máy có giá trị lên đến 3,5 tỷ đô la Mỹ mà sản xuất số lượng ít sẽ lỗ. Nhưng nếu sản xuất nhiều mà không tiêu thụ được thì càng lỗ hơn.

VinFast đang ế ở thị trường trong nước, đấy là điều không phải bàn cãi. Bất chấp báo chí trong nước có tô hồng thế nào đi nữa, thì sự thật là ông Phạm Nhật Vượng đã phải lập công ty GSM để giải quyết hàng VinFast tồn kho. Điều này đã nói lên tất cả. Xe bán không được thì đem chạy taxi để gỡ gạc, hoặc cho thuê xe để giải phóng kho bãi. Tình trạng xe ế rất nhiều, tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vượng xuất sang Mỹ thì lại xuất nhỏ giọt, mà ông không chịu dọn hết đống xe ế ở Việt Nam. Lần đầu ông xuất sang Mỹ 999 chiếc vào ngày 25/11/2022 và hiện nay, ông Vượng đang chuẩn bị xuất đợt hai với 900 chiếc xe. Số lượng xe ở 2 lần xuất là rất nhỏ, trong khi hàng tồn quá lớn, câu hỏi là tại sao?

Có thể ông Vượng và VinFast không nói ra, nhưng ai cũng biết, nếu xuất sang Mỹ nhiều mà bán không được, thì lại tốn tiền thuê kho bãi để chứa. Mà giá thuê và bảo quản xe tại Mỹ rất cao, chứ không như Việt Nam. Như vậy là, ông Vượng đã tiên lượng được xe của ông không thể tiêu thụ trên đất Mỹ một cách thuận lợi.

Hiện nay, VinFast đã vay 8,8 tỷ đô la Mỹ, đầu tư vào nhà máy tại Hải Phòng hết 3,5 tỷ đô la Mỹ, và lỗ 4,7 tỷ đô la Mỹ. Nghĩa là số tiền vay 8,8 tỷ đô giờ sắp cạn. Trong khi đó, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa thấy đâu. Xe được vận chuyển nửa vòng trái đất, bán vào Mỹ, làm sao cạnh tranh với Tesla, trong khi đó, Tesla hạ giá khủng. Vậy thì, làm sao VinFast cắm rễ được vào thị trường Mỹ đây?

Xuất đợt 1 chỉ 999 chiếc xe

2 lần xuất xe cách nhau 4 tháng nhưng chỉ có 1899 chiếc xe được xuất. Hãng VinFast đã đốt 4,7 tỷ đô la mà xuất nhỏ giọt như vậy, thì làm sao nhà máy tại Hải phòng có thể sản xuất nhiều được. Với công suất sản xuất 250.000 xe/năm, thì nhà máy có thể đưa ra thị trường hơn 12.000 xe mỗi tháng. Với sức tiêu thụ của thị trường Việt Nam, chưa chắc gì đã được 1/10 công suất.

Nhà máy lớn là con dao 2 lưỡi, nếu sức tiêu thụ của thị trường lớn, nó sẽ mang lại lợi nhuận lớn, nếu sức tiêu thụ của thị trường quá nhỏ, hãng sẽ gánh chi phí vận hành nhà máy rất lớn. Và với cách mở rộng thị trường kiểu rất Cộng sản, thì không những thị trường không được mở, mà lại càng ngày càng thu hẹp.

Rất nhiều người đặt câu hỏi rằng, không hiểu ông Phạm Nhật Vượng suy nghĩ gì mà cách làm marketing của VinFast với thị trường trong nước vẫn đầy lỗ hổng. Làm marketing là để mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu, nhưng VinFast lại nhận được toàn phản hồi tiêu cực. Giá trị cốt lõi của thương hiệu, nói cho cùng là chất lượng và hậu mãi. Tuy nhiên, VinFast của ông Vượng làm ăn cẩu thả đến mức để xe bị cháy ngay trong cửa hàng trưng bày tại Châu Âu. Bước khởi đầu mà như vậy thì xem như, thị trường Âu châu đã đóng sập cửa trước mặt ông Vượng.

Xuất đợt 2 còn ít hơn đợt 1

Chuyện xe cháy tại Mỹ chưa xảy ra, nhưng chuyện xe cháy tại Âu châu cũng sẽ bay tiếng xấu sang Mỹ, và người Mỹ sẽ có khả năng đánh giá là VinFast của ông Phạm Nhật Vượng có đáng tin cậy hay không. Người Việt tại Mỹ có rất nhiều lựa chọn, xe xăng rẻ hơn thị trường Việt Nam nhiều, mà chất lượng lại tốt, xe điện thì có Tesla và nhiều ông lớn khác đã khẳng định giá trị. Họ có nhiều lựa chọn tốt thì khó lòng mà họ lại chọn một xe VinFast đầy lỗi và hậu mãi kém.

Có thể nói, khó có hãng ô tô nào khởi nghiệp mà có núi tiền như VinFast, nhưng con đường đi của VinFast lại cứ cắm đầu vào ngõ cụt. Khó thành công.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://cafef.vn/them-900-xe-vinfast-vf8-se-duoc-chuyen-sang-my-trong-thang-4-188230326095436544.chn

 

Kasse animation 7.8.2023