Dàn lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội Bắc Ninh bị bắt và những điều vô lý của Bảo Hiểm Xã Hội

Link Video: https://youtu.be/EUWel5C3Izk

Ngày 8/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh vừa tiến hành khởi tố 6 bị can là những lãnh đạo của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Bắc Ninh. Trong số này có cả Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng và Kế toán trưởng của BHXH tỉnh Bắc Ninh.

Ông Phạm Đức Cường, 56 tuổi, Giám đốc; ông Phạm Hồng Ánh, 49 tuổi, Phó Giám đốc; ông Nguyễn Quốc Hoàn, 54 tuổi, trưởng phòng Kế hoạch Tài chính; ông Trần Xuân Trọng, 41 tuổi, Chánh Văn phòng và 2 người nữa của BHXH Bắc Ninh bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 356 Bộ luật Hình sự. Ông Cường và ông Hoàn bị tạm giam, những người còn lại bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Chưa rõ những sai phạm cụ thể là gì.

Đây không phải lần đầu tiên cán bộ BHXH bị bắt. Năm 2019, ông Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã bị bắt vì làm thất thoát 1.700 tỷ đồng quỹ BHXH Việt Nam.

Hình: Cơ quan BHXH tỉnh Bắc Ninh, nơi có dàn lãnh đạo mới bị bắt

Ông Hồng bị khởi tố tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Cùng vụ án còn có ông Nguyễn Huy Ban, nguyên Tổng Giám đốc và các cán bộ lãnh đạo khác của BHXH Việt Nam. Cụ thể, các vị lãnh đạo này đã đem tiền của quỹ BHXH cho vay vượt mức bảo lãnh tại Công ty cho thuê tài chính ALC II, trong khi theo quy định, BHXH chỉ được phép cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay vốn. Đến khi Công ty ALC II không có khả năng trả nợ thì họ còn nợ BHXH 1.700 tỷ đồng và số tiền này không còn khả năng thu hồi.

Việc mất quỹ do đem tiền đi đầu tư sai quy định, không bảo đảm an toàn cho nguồn quỹ thì không chỉ có một vụ ở ALC II mà còn nhiều vụ khác, dù không đình đám như vụ này. Một đại biểu Quốc hội đã từng phát biểu “họ đầu tư ngoài ngành “gớm” lắm”, và cũng không ai rõ số tiền thất thoát do đầu tư sai và do quản lý yếu kém này là bao nhiêu. Chỉ biết, khi tham gia BHXH, người lao động thiệt đủ đường.

Có thể tính toán sơ qua một chút thì sẽ thấy sự vô lý của chi phí BHXH mà người lao động đang phải gánh. Mỗi tháng, tổng số tiền mà cả người sử dụng lao động và người lao động phải đóng cho quỹ BHXH là 31%. Như vậy, một năm, một người sẽ đóng tới 3,72 tháng lương. Nhưng nếu người lao động nghỉ việc mà chưa đủ tuổi về hưu thì sẽ chỉ được nhận từ 1,5 đến 2 tháng tiền lương cho mỗi năm đóng bảo hiểm. Nếu đi làm chưa đủ 1 năm thì sẽ chỉ được nhận 22% của các mức tiền lương đã đóng cho BHXH. Người lao động, nhất là công nhân thường không làm việc ổn định một chỗ lâu dài, nên rất ít trường hợp đủ điều kiện để nhận lương hưu, mà thường chỉ nhận 1 lần sau mỗi lần đổi chỗ làm.

Hình: Ông Lê Bạch Hồng – nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, người đã bị bắt vì làm thất thoát quỹ BHXH

Nếu không bắt buộc người lao động và chủ sử dụng lao động phải tham gia BHXH, người lao động và chủ có thể tự thương lượng và người lao động có thể được hưởng toàn bộ số tiền 31% này.

Ngành BHXH luôn kêu gào là quỹ BHXH sẽ bị vỡ, do tổng thu phí BHXH chỉ đủ chi trả lương hưu trong vòng 10 năm cho mỗi người, nhưng độ dài trung bình hưởng lương là 19,5 năm. Họ lấy lý do này để đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, thay đổi cách tính lương hưu (giảm tỷ lệ nhận lương hưu) và thay đổi tỷ lệ chi trả (giảm tỷ lệ chi trả cho người nhận BHXH một lần) để tăng tính bền vững cho quỹ lương hưu. Điều này là hoàn toàn vô lý, vì vỡ quỹ hay không hoàn toàn do cách quản lý của họ, chứ không thể lấy lý do này để đổ lên đầu người lao động được. Ngành BHXH còn thường hay lấy lý do các doanh nghiệp nợ BHXH làm lý do lo vỡ quỹ, hụt chi. Nhưng điều này là không đúng, bởi vì, những người lao động bị chủ sử dụng lao động nợ BHXH thì họ sẽ không được nhận tiền chi trả từ BHXH khi nghỉ việc.

Tuy luôn kêu gào sợ vỡ quỹ, nhưng trong thực tế, tính đến giữa năm 2020, tổng kết dư quỹ BHXH là trên 728.000 tỷ đồng, ngành BHXH đem tiền này đầu tư vào trái phiếu chính phủ, cho vay, gửi tại các ngân hàng thương mại… thu lãi đến 47,59 tỷ đồng. Không rõ, số tiền lãi này có được nhập quỹ hay không.

BHXH Việt Nam tuy luôn nói là để bảo đảm an sinh cho người lao động, nhưng thực chất lại là một cái vòi bạch tuộc chuyên hút máu người lao động.

Hình: Người lao động chờ làm chế độ BHXH

Kim Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Quyết giành lại những gì Ba Dũng đã mất, Thủ Chính quyết liệt “chạy đua vũ trang” với Tổng?

>>> Trùm lừa Alibaba phải chào thua siêu lừa giấu mặt đang đội lốt quan chức?

>>> Chuyên gia dự đoán, bất động sản còn đóng băng trong năm 2023

Chống tham nhũng đè chống tham nhũng, hai cơ quan đá nhau, ai nghe ai?


Kasse animation 7.8.2023