Covid và ‘ngân sách trống rỗng’

Link Video: https://youtu.be/2yN4ktNV04o 

Truyền thông Việt Nam đang ra sức ‘cải chính’ một phát biểu của lãnh đạo ngành tài chính để nhấn mạnh rằng ngân sách của chính phủ không hề trống rỗng.

Thông tin ngân sách trung ương “gần như không còn đồng nào” được cho là bắt nguồn từ phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hôm 16/9.

Thông tin này lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng đây là “mức độ báo động đỏ” khi chính phủ hết tiền.

Ngay lập tức, báo chí Việt Nam đồng loạt đăng các bài viết với nội dung rằng đã có sự hiểu lầm phát biểu của ông Hồ Đức Phớc.

Lý giải của truyền thông Việt Nam?

Ông Hồ Đức Phớc cho rằng, có thể nhân dân nghe nhầm vì ông nói tiếng Nghệ An, hàm ý khó nghe.

Trang thông tin Chính phủ dẫn lời ông Bộ trưởng: “Không có chuyện Ngân sách cạn kiệt – Bộ trưởng Tài chính khẳng định.”

Trang này đăng câu hỏi như sau: “Vừa qua một số thông tin dư luận hiểu lầm rằng ngân sách nhà nước cạn kiệt, xin Bộ trưởng cung cấp thông tin lý giải rõ thêm về việc chuyển nguồn từ tiết kiệm chi thường xuyên sang dự phòng ngân sách nhà nước?”

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trả lời: “Ngân sách nhà nước không bao giờ cạn kiệt. Thu ngân sách năm 2021 được Quốc hội phê chuẩn là 1.343 nghìn tỷ đồng, đến nay đã thu đạt 77% dự toán và ngành tài chính phấn đấu đạt 100%, đồng thời vẫn hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch. Tôi khẳng định ngân sách nhà nước bảo đảm đầy đủ cho các nhiệm vụ chi đã được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao.”

Tờ Lao Động cũng khẳng định lại bằng cách chạy hàng tựa: “Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Ngân sách Nhà nước không bao giờ cạn kiệt“.

Đây cũng là tiêu đề bài báo trên Website của Đài truyền hình Việt Nam.

Các báo này nêu chi tiết: “Nguồn ngân sách dự phòng hiện nay đã hết, chứ không phải ngân sách Trung ương đã cạn tiền, hay trống rỗng. Thực tế đến nay, thu ngân sách vẫn đạt 77% và thu năm nay vẫn vượt so với dự toán ngân sách Quốc hội giao. Như vậy ngân sách làm sao mà trống rỗng được !?”.

Báo Tuổi Trẻ giải thích “ngân sách gặp khó“…, chứ “không bao giờ cạn kiệt“, trong bài báo với tiêu đề “Ngân sách gặp khó, tìm thêm nguồn từ đâu?”

Ảnh: người dân xếp rổ rá chờ phân phát lương thực ở TpHCM

Ý kiến của dân

Bạn đọc Hoang Long viết: “Bộ trưởng tài chính thì làm gì nói sai, vì đã nói rạch ròi rõ ràng hai loại ngân sách còn gì. Chỉ sợ ảnh hưởng không tốt nên phải đính chính thôi. Nhìn tình hình chắc lại lạm phát vì sẽ in thêm nhiều tiền để chi trả. Ai có tiền nhiều thì đổi sang vàng USD mà cất.”

Nguyễn Hải Dương đặt câu hỏi: “Trước thì đồng chí nói: ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào“. Sau thì đồng chí lại bảongân sách trung ương thì làm sao mà trống rỗng được, ngân sách trung ương hết thì lấy gì trả lương“. Sao mà tiền hậu bất nhất thế đồng chí bộ trưởng ?”

Cong Pham phân tích: “Có người nằm nhà vì giãn cách, rảnh quá mới ngồi làm một bài tính đơn giản về chiến dịch thần tốc xét nghiệm để tìm con virus ở Hà Nội vừa qua và kết quả là bóc tách được 19 F0 nhưng tốn mất 572 tỷ, đó là bỏ mất mấy con số lẻ đằng sau rồi đó nghe. Chơi kiểu đó thì nhẵn túi thì đúng quá rồi. Không biết rồi số tiền đó lọt vào đâu nhỉ. Thì cũng phải có chỗ để nó vào chứ, không lẽ từng đó tiền biến mất tiêu vào không khí?”

Người này còn cho rằng: “Vào cuối tháng 7, tui còn nhớ đọc báo thấy tin ngân sách nhà nước bội thu 62.000 tỷ đồng chỉ trong bảy tháng đầu năm. Thế mà vèo một cái chỉ trong vòng một tháng chẳng còn đồng nào. Đúng là tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.”

Tiếp tục vận động dân góp tiền

Một động thái khác cũng đồng thời xuất hiện trên nhiều tờ báo của Việt Nam là chương trình “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng chống dịch Covid-19“.

Báo Lao Động có bài: “Tiếp tục đợt vận động toàn dân ủng hộ kinh phí phòng, chống dịch Covid-19“.

Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc Phòng viết: “Ngày 16/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tiểu ban Vận động và huy động xã hội thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tổ chức chương trình tiếp tục đợt vận động “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19“.

Ảnh: Tiếp nhận tiền đóng góp của tổ chức và cá nhân tại lễ phát động hôm 16/9/2021 ở Hà Nội

Trang Thông tin điện tử của Mặt trận Tổ quốc còn nêu việc này được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6386/VPCP-QHĐP về việc tiếp tục tổ chức vận động, quyên góp.

Báo chí không quên nhắc dân: “Phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, với phương châm: “người có của góp của, người có công góp công; có nhiều góp nhiều, có ít góp ít” ủng hộ kinh phí, trang thiết bị y tế, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm…”

Được biết Chính phủ Việt Nam đã có kết luận của Thủ tướng tại cuộc làm việc với các nhà khoa học hồi đầu tháng này, nêu rõ việc hỗ trợ nhằm nhanh chóng có vaccine Covid-19 do Việt Nam sản xuất.

Theo đó, “Bộ Y Tế và Bộ Tài chính đề xuất phương án sử dụng Quỹ vaccine Covid-19 cho nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vaccine trong nước.”

Người dân Việt Nam và các tổ chức đã đóng góp 8.663 tỷ đồng vào Quỹ vaccine phòng chống Covid-19, tính đến trung tuần tháng 9/2021.

Đại dịch và những chủ trương mời gọi chi dụng công quỹ

Tin Cà Mau – địa phương chỉ có 283 ca nhiễm COVID 19 – quyết định sẽ tổ chức xét nghiệm trên toàn tỉnh (dân số khoảng 1,5 triệu người) làm nhiều người thêm sốt ruột, đặc biệt là sau khi ông Hồ Đức Phớc (Bộ trưởng Tài chính) báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng công quỹ khiếm hụt.

Không chỉ người dùng mạng xã hội mà báo chí cũng đã bắt đầu lên tiếng phân tích về sự phí phạm tiền bạc khi thực hiện chỉ đạo… xét nghiệm thần tốc trên diện rộng do ông Phạm Minh Chính (Thủ tướng Việt Nam) khởi xướng: Trong chín ngày (từ 8/9/2021 đến 16/9/2021), Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho 4.120.000 người cả bằng test nhanh (1.920.000 người), lẫn RT-PCR (2.960.000 người).

Kết quả, chỉ có 21 trong số hơn 4,1 triệu người dương tính. Nếu đem tổng chi phí cho đợt xét nghiệm thần tốc trên diện rộng này chia cho 21 ca dương tính, số tiền đổ vào để tìm một ca dương tính với COVID-19 là… hơn 20 tỉ đồng.

Chưa rõ đến bao giờ khuyến cáo của các chuyên gia y tế, dịch tễ về… xét nghiệm thần tốc trên diện rộng mới được lắng nghe và thực thi cho dù trên thực tế, có nơi như Tiền Giang, chỉ cần điều chỉnh quy mô, cách thức triển khai xét nghiệm để điều chỉnh kế hoạch ngăn ngừa đại dịch đã giúp tiết kiệm được 100 tỉ đồng.

Khi hiệu quả không cao, chi phí lại quá lớn, theo lẽ tự nhiên, công chúng buộc phải thắc mắc tại sao… xét nghiệm thần tốc trên diện rộng vẫn là… kim chỉ nam cho… công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19? Những ai, nơi nào được hưởng lợi nhờ… đại dịch để tiếp tục đu bám, duy trì… xét nghiệm thần tốc trên diện rộng?

Nguyên văn bản tin trên báo Tuổi trẻ hôm 17/9/2021, ghi rằng: COVID-19 KHIẾN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG GẦN NHƯ CẠN KIỆT

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết ngân sách rất khó khăn, ngân sách trung ương “gần như không còn đồng nào“, giờ chỉ chờ vào tiết kiệm chi khoảng 14.620 tỉ đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho điều chuyển sang để chi.

Trong bối cảnh giãn cách xã hội ở 23 tỉnh thành, doanh nghiệp cũng đang cực kỳ khó khăn, số thu thuế hiện giảm gần 50% và tới đây còn giảm nữa.

Tại cuộc họp vào ngày 16-9, Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết hỗ trợ DN, người dân khó khăn do dịch COVID-19 trước ngày 1-10.

Giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay “Hiện nay NSNN rất khó khăn, Ngân sách Trung ương gần như không còn đồng nào, hàng chục ngàn chiến sĩ công an, quân đội đang tham gia chống dịch ở phía Nam, nhưng không có ngân sách để cấp. Ngân sách dự phòng thì đã hết“.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Mở cửa kinh tế là một mệnh lệnh, không thể chống dịch Covid-19 bằng hai bàn tay không

Mở cửa trở lại nền kinh tế chính là công việc cấp bách nhất hiện nay. Tuy nhiên, mở cửa kinh tế thì lây nhiễm có thể gia tăng, đây chắc sẽ là điều khó tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải cân đối sao cho dịch Covid-19 không bùng phát và hệ thống y tế không bị quá tải.

Hàng trăm ngàn doanh nghiệp rời bỏ thị trường; hàng triệu người lao động thất nghiệp; các chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy; các doanh nghiệp FDI chuyển đơn hàng ra nước ngoài… là những hệ lụy đã hiển hiện trước mắt.

Nếu chúng ta phòng chống dịch thành công, nhưng lại để nền kinh tế bị đổ vỡ, thì sự thành công như vậy rất ít có ý nghĩa. Bởi vì, chắc gì nó đã có thể chuộc lại được những mất mát vô cùng to lớn cả về sinh mạng con người, sự bất ổn xã hội, lẫn những tổn thất về của cải vật chất khi nền kinh tế bị sụp đổ.

Đối với an sinh xã hội, hàng triệu người bị phong tỏa, bị mất việc làm tạo ra một gánh nặng vô cùng to lớn cho hệ thống an sinh xã hội.

Chỉ riêng việc cung ứng lương thực, thực phẩm và các nhu yểu phẩm khác cho một số lượng cư dân lớn như vậy đã đòi hỏi phải tiêu tốn rất nhiều tiền ngân sách của cả Trung ương lẫn địa phương.

Với những khoản chi tiêu khổng lồ vừa cho phòng chống dịch, vừa cho an sinh xã hội, ngân sách Nhà nước sẽ cạn kiệt rất nhanh chóng.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Berlin: Biểu tình cho quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam trước trụ sở của Facebook

>>> Bị điểm huyệt hiểm, Tô Lâm cay cú tấn công Thoibao.de và một số “cây viết” 

>>> 23/9 này ông Nguyễn Xuân Phúc có dám ‘kháng chỉ thiên triều’?

Mở cửa trong mịt mờ


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023