Đặc xá Đinh La Thăng có ảnh hưởng đến quan hệ giữa TQ với Tô Lâm hay không?

Trong những ngày gần đây, chủ đề có đặc xá hay giảm án cho bị án Đinh La Thăng trong dịp Quốc khánh 2/9 lại nổi lên và gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Ông Đinh La Thăng là một chính khách cấp cao của Đảng CSVN, từng giữ nhiều vị trí quan trọng, như cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM… Đến năm 2017, ông Thăng đã bị kỷ luật khai trừ khỏi đảng và bị khởi tố.

Sau đó, ông Thăng đã bị kết án tổng cộng 30 năm tù về các tội danh liên quan đến tham nhũng, do gây thất thoát vốn trong các vụ án tham nhũng liên quan đến PVN, OceanBank và các dự án khác.

Theo giới phân tích, với lý do là ông Đinh La Thăng chưa đủ 1/3 thời gian thụ án và không có khả năng khắc phục hậu quả tài chính nên khó có thể được đặc xá.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thời gian gần đây Tổng Bí thư Tô Lâm đã dường như đã rất cởi mở trong việc giảm các bản án tù cho các quan tham đã nộp đủ tiền khắc phục hậu quả. 

Như vụ án của cựu Giám Đốc Công an Hải phòng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca chiếm đoạt 35 tỷ đồng để chạy án, nhưng sau khi thụ án khoảng 2 năm thì tướng Ca cũng được đặc xá.

Theo giới thạo tin, Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca có một mối quan hệ khá thân thiết với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng không thể bằng ông Đinh La Thăng. Do vậy, khả năng ông Thăng được đặc xá hay giảm án tới đây sẽ có cơ hội cao.

Tuy nhiên, trong Quyết định đặc xá đợt 2/9/2025 đã được công bố vào ngày 7/7/2025, kết quả danh sách đã cho thấy ông Đinh La Thăng đã không được xét đặc xá trong đợt này.

Theo giới thạo tin, ông Đinh La Thăng là người thân cận với ông Ba Dũng và từng nhiều lần công khai chỉ mặt và gây áp lực với nhà thầu Trung Quốc tại Dự án Cát Linh – Hà Đông. 

Bắc Kinh từng phản đối gay gắt việc ông Thăng yêu cầu nhà thầu Trung Quốc rút khỏi dự án này vì chậm tiến độ và thiếu năng lực. 

Không chỉ thế, ông Đinh La Thăng từng đề nghị chuyển thầu sang cho nhà thầu Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.

Đây là điều đã khiến Bắc Kinh cực kỳ phẫn nộ, và chính vì vậy, Trung Quốc đã gây sức ép với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, yêu cầu xử lý ông Đinh La Thăng “nghiêm khắc” để răn đe.

Và đây là lý do quan trọng nhất, vì sao ông Nguyễn Phú trọng phải “trảm” ông Thăng ngay sau khi cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “thua cuộc” tại Đại hội 12.

Trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung hiện nay trước Đại hội lần thứ 14 tương đối “nhạy cảm”. Bắc Kinh vẫn coi ông Tô Lâm là nhân vật khó kiểm soát vì Tô Lâm có xu hướng thân Mỹ, và đây là điều Trung Quốc lo ngại.

Do đó, việc đặc xá hay giảm án cho ông Đinh La Thăng có thể được Bắc Kinh diễn giải là một “tín hiệu” chứng tỏ ông Tô Lâm tỏ ra không thân thiện. 

Bởi theo ban lãnh đạo Trung Nam Hải ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Đinh La Thăng là những người không “chấp nhận” Trung Quốc!?

Nếu bây giờ, dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm, ông Thăng được đặc xá, thì điều đó chắc chắn gây khó chịu cho Trung Nam Hải, đặc biệt trong lúc họ muốn kiểm soát chặt chẽ các nước láng giềng trong khu vực.

Nếu đặc xá cho Đinh La Thăng sẽ giúp Tô Lâm lấy lòng được ông Ba Dũng và phe cánh vốn đang hậu thuẫn mạnh mẽ cho ông Tô Lâm trong việc kiểm soát ở miền Nam, điều này giúp Tô Lâm giữ thế ổn định ở hậu Đại hội 14.

Ban lãnh đạo Trung Quốc có thể bất mãn, nhưng khó dám làm tổn thương lợi ích kinh tế của họ đang có tại Việt Nam chỉ vì việc này. Trong khi đây, chỉ là quyết định “nắn gân” của Tô Lâm chứ không phải để đối đầu với Bắc Kinh.

Nếu ông Đinh La Thăng được đặc xá trong thời điểm gần Đại hội 14, điều này giúp Tô Lâm củng cố vị thế nội bộ và định hình đường lối đối ngoại không lệ thuộc vào Trung Quốc.

 

Trà My – Thoibao.de