Vì sao, sự nổi loạn của Tô Đại trước Tổng Trọng, là cái chết đã được báo trước?

Ngày 22/5, cựu Bộ trưởng Bộ Công an – Đại tướng Tô Lâm, đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước. Đây rõ ràng là sự kiện được đánh giá là một khúc ngoặt quan trọng. Theo giới quan sát, sự kiện này sẽ chấm dứt cuộc nổi loạn của Tô Lâm trong nhiều tháng vừa qua, và đã đến lúc, ông cần thời gian, để chuẩn bị cho thời kỳ hậu “Tô Lâm”.

Cách đây không lâu, mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của đảng đã hết sức sâu sắc, tới mức gần như mất kiểm soát. Bộ Công an của Bộ trưởng Tô Lâm tả xung hữu đột như chốn không người.

Nhà báo David Hutt đã đưa nhận xét:

“Những nỗ lực tưởng chừng đáng khen, nhằm diệt tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nay đã trở thành những trò ăn thịt lẫn nhau thật cay đắng.”

Ông David Hutt so sánh chuyện ông Thưởng, ông Huệ – nhân vật hiếm hoi được đánh giá là có năng lực nhất, trong số đó, có các ứng viên hàng đầu cho chiếc ghế Tổng Bí thư. Ông Hutt cho rằng:

“Mọi thứ trong nội bộ Đảng, nay là một tiến trình rõ ràng: con thú nào quyền lực nhất, sẽ ăn thịt đồng loại để chiếm chỗ”.

Tuy nhiên, sự góp mặt của ông Tô Lâm vào “Tứ trụ”, đã khiến cho giới quan sát chính trị Việt Nam, trong nước và quốc tế, không thể giải thích nổi. Bộ trưởng Tô Lâm đang đóng vai trò gì trong cuộc chiến “vương quyền” hiện nay?

Theo giới phân tích, cuộc “đảo chính cung đình”, hay cái gọi là, sự khởi đầu của chiến dịch “ván bài lật ngửa” của ông Tô Lâm, và Ban lãnh đạo Bộ Công an, là sự thất bại, hay là một cái chết đã được báo trước. Với lý do, Tô Lâm đã không đánh giá được thực chất sức mạnh bản thân và phe cánh của ông.

Theo đó, Bộ trưởng Tô Lâm và Bộ tham mưu của ông, đã đánh giá sai tình hình. Họ đơn giản cho rằng, Bộ Công an – với một kho tàng thư – “big data”, chứa các bộ “hồ sơ đen” của  giới quan chức, thì luôn có thể sử dụng.

Nhưng Tô Lâm đã nhầm. Bởi vì, sức mạnh thật sự của ông đến từ quyền lực của Bộ trưởng Bộ Công an. Ngược lại, điểm yếu chết người của ông chính là vấn đề phe phái. Bộ Công an và Tô Lâm hầu như không có liên minh, hơn nữa, nội bộ Bộ Công an còn chia 5 xẻ 7, thiếu tính đoàn kết thống nhất.

Theo giới phân tích, không phải đến bây giờ, sau khi đã thất bại trước Tổng Trọng, thì ông Tô Lâm mới biết những điều kể trên. Mà ông đã phát hiện ra, kể từ khi có những dấu hiệu biểu hiện của sự thất thế, để thối lui và chơi bài “hai mặt”.

Còn nhớ, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, vào ngày 4/5, Trung tướng Tô Ân Xô – người phát ngôn Bộ Công an, nói rằng:

“Khi lãnh đạo Ban Chuyên án báo cáo Tổng Bí thư về một số vụ án, do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo, Tổng Bí thư đã khen ngợi Bộ Công an, quyết tâm, quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.”

Tướng Xô còn cho biết thêm, Tổng Bí thư cũng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục quyết tâm, quyết liệt hơn, theo tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Điều này cho thấy, ông Xô đang cố gắng chứng minh với công luận rằng, những xáo trộn lớn trong nội bộ Đảng gần đây, Bộ trưởng Tô Lâm chỉ thực hiện trong vai trò chống tham nhũng, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, “không có vùng cấm, không có ai là ngoại lệ”. Chứ Tô Lâm hoàn toàn không có chuyện “tranh quyền đoạt vị” của Tổng Trọng, như các “thế lực thù địch” kích động, và cố tình gây chia rẽ nội bộ Đảng.

Giới quan sát đã đưa ra nhận định, ông Tô Lâm và phe cánh của ông đang sử dụng lá bài “hai mặt”, trong canh bạc vương quyền, nhằm che mắt thiên hạ. Nhưng nhiều khả năng, đó là những biểu hiện thất thế của ông ta và Bộ tham mưu.

Xin nhắc lại, sự “nổi giận” của Tô Lâm được cho là xuất phát từ sự tham quyền cố vị của Tổng Trọng. Ông Trọng đã không dấu diếm tham vọng muốn ngồi lại ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 4. Đến hôm nay, cuộc chơi đã tạm dừng lại, nhưng khả năng cao, ông Tô Lâm và ban lãnh đạo Bộ Công an sẽ bị “xóa bài”, và làm lại từ đầu.

Phe cánh của Bộ Công an hay phe của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuy thất thế, nhưng chưa thất bại hoàn toàn. Ngoài ra, các phe cánh và nhiều lãnh đạo trong Đảng, cũng đang ở trong một tâm trạng ấm ức chung.

Vì thế, tình trạng mất đoàn kết và đấu đá tranh giành quyền lực sẽ không có hồi kết, và có thể dẫn tới tình trạng bất ổn trầm trọng hơn, tới mức, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể sụp đổ./.

 

Trà My – Thoibao.de