Tô ra tay, cánh miền Nam sạch bóng Tứ trụ, hai cậu ấm nhà Ba Dũng sẽ ra sao?

Tô ra tay, cánh Miền Nam sạch bóng Tứ trụ, hai cậu ấm nhà Ba Dũng sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Tấn Dũng đang dùng quan hệ để xây dựng sự nghiệp chính trị cho hai con trai của ông. Số phận của Nguyễn Thanh Nghị phụ thuộc vào sức mạnh chính trị của Phạm Minh Chính. Vậy thì, ai là người đỡ đầu cho người con út của ông Ba Dũng?

Thông thường, dư luận chỉ chú ý đến Nguyễn Thanh Nghị mà ít ai để ý đến Nguyễn Minh Triết. Bởi cho đến nay, Nguyễn Minh Triết chưa vào được Trung ương Đảng, sự nghiệp chính trị của Nguyễn Minh Triết còn xa mới đạt được như Nguyễn Thanh Nghị.

Ngày 12/12/2022, ông Võ Văn Thưởng – khi đó là Thường trực Ban Bí thư, đã dẫn Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, vào thành phố Hồ Chí Minh làm việc. Trong đoàn này, có một nhân vật đi theo tháp tùng Võ Văn Thưởng, đó là Nguyễn Minh Triết con trai út của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Thật ra, Nguyễn Minh Triết chẳng có vai trò gì trong đoàn này, chẳng qua, Võ Văn Thưởng dẫn theo để Triết tập sư trong môi trường làm việc với lãnh đạo cấp cao.

Ông Võ Văn Thưởng là người đi lên từ Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, và ông Thưởng cũng từng là Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ thành phố này, trước khi được điều ra Hà Nội làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Việc ông Thưởng dẫn theo Nguyễn Minh Triết, được cho là có bàn tay đạo diễn của ông Nguyễn Tấn Dũng, chứ Nguyễn Minh Triết không đủ vai vế để tham gia ở tầm cỡ này.

Nếu Tô Lâm thực sự hạ được Võ Văn Thưởng ngay giữa nhiệm kỳ này, thì cánh miền Nam xem như chẳng còn ai trong Tứ trụ. Và từ lúc này, Thưởng sẽ không còn khả năng để dìu dắt đàn em Nguyễn Minh Triết nữa.

Chuyện Tô Lâm khuynh đảo chính trường, trước mắt, ông Võ Văn Thưởng trở thành nạn nhân. Nếu Bộ Công an và Tứ trụ bị dẫn dắt theo kịch bản của Tô Lâm, thì câu chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

Nếu thực sự ông Tô Lâm sẽ ngồi vào ghế Chủ tịch nước, và vị trí Bộ trưởng Bộ Công an rơi vào tay Lương Tam Quang hoặc Nguyễn Duy Ngọc, thì khi đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gặp sóng gió. Một khi Tô Lâm thành công với kế hoạch cướp ghế Tổng Bí thư, thì người tiếp theo mà Tô Lâm muốn hạ, đó là Phạm Minh Chính – người từng là đối thủ của Tô Lâm trong Bộ Công an.

 

Theo đánh giá của một nguồn tin từ nội bộ, ông Chính và ông Tô thực sự như là “kẻ thù không đội trời chung”. Nếu chức Tổng Bí thư rơi vào tay Phạm Minh Chính, thì Chính không tha cho Tô Lâm, và ngược lại cũng thế. Cho nên, có thể thấy, dù muốn hay không, Phạm Minh Chính cũng phải dồn hết sức lực và trí lực đối phó Tô Lâm. Lúc đó, ông Chính khó mà rảnh tay để nâng đỡ Nguyễn Thanh Nghị.

Lẽ ra, Nguyễn Thanh Nghị có thể làm Phó Thủ tướng, trám vào ghế trống mà Lê Văn Thành để lại. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa ai ngồi được vào chiếc ghế trống này. Điều đó cho thấy, quyền lực của Phạm Minh Chính cũng giới hạn, chứ không thể sắp xếp mọi thứ theo ý muốn được. Bởi khi các bên đều giành giật, ngã giá mãi không xong, thì ghế vẫn cứ trống.

Vậy thì, khi Tô Lâm có quyền lực lớn, đủ để lất lướt Phạm Minh Chính, thì lúc đó lại càng khó khăn thêm cho Nguyễn Thanh Nghị. Phe nào cũng muốn cài người của mình vào những vị trí quyền lực, vấn đề là phe nào tạo được ưu thế thì sẽ thắng.

Cú “quật cờ” của Tô Lâm sẽ làm chính trường Việt Nam đảo lộn. Tô Lâm đang muốn áp đặt luật chơi riêng, thay cho luật chơi bấy lâu nay, dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Còn đang ngồi ghế Bộ trưởng mà Tô Lâm đã phá vỡ quy tắc, nếu ông giành được ghế Tổng Bí thư, thì mọi luật chơi cũ sẽ bị đảo lộn, và luật chơi mới do Tô Lâm thiết lập.

Khi đó, 2 con trai của Ba  Dũng sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, bởi kịch bản của Ba Dũng có nguy cơ bị “phá sản”!

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023