Vì sao thương Tổng Trọng như kiểu Huệ Vương thì “bằng mười hại nhau”?

Trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho đến nay, các lãnh tụ nổi bật có thể kể đến là các ông: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Nguyễn Phú Trọng. Trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là người đứng đầu chuyên quyền nhất, độc đoán nhất, và cũng là người nắm quyền lực thực chất cao nhất, tuyệt đối nhất, thậm chí còn hơn cả ông Hồ Chí Minh và ông Lê Duẩn.

Thời ông Hồ Chí Minh nắm quyền lực, những người Cộng sản, dù không ưa nhau, nhưng vẫn duy trì được tinh thần đồng chí, đồng đội, ví dụ như quan hệ giữa ông Lê Duẩn và ông Võ Nguyên Giáp. Điều này, dưới thời ông Trọng làm Tổng Bí thư, thì hầu như không tồn tại.

Những năm gần đây, trong quan hệ quốc tế, quyền lực của Tổng Trọng đã tỏ ra bao trùm rõ nét trong nền chính trị Việt Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, một cựu thù của Hà Nội, cũng đã thừa nhận vai trò của ông Trọng như một người đứng đầu chính quyền ở Việt Nam.

Chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden vào trung tuần tháng 9/2023, theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và được ông Nguyễn Phú Trọng tiếp đón trọng thị tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, là một minh chứng.

Sau Đại hội Đảng khóa 12 năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động một chiến dịch chống tham nhũng, tiêu cực, trong nội bộ Đảng, với một đường lối cứng rắn. Cựu Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh – ông Đinh La Thăng – đã bị xử lý đầu tiên. Điều đó khiến người dân ca ngợi, và gọi ông Trọng là “người đốt lò vĩ đại”.

Trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn tỏ rõ vai trò lãnh đạo tối cao. Đó là lý do vì sao, sự vắng mặt bất thường của ông trong những ngày gần đây, lại được người dân và cả truyền thông nước ngoài cũng quan tâm, và tham gia đưa tin.

Chỉ duy nhất truyền thông do nhà nước Việt Nam quản lý, thì tuyệt đối im lặng.

Những ngày vừa qua, tin tức về sức khỏe của Tổng Trọng đã nhanh chóng lan truyền, trên mạng xã hội, trong các quán cafe, quán nhậu… đâu đâu cũng thấy người ta bàn tán chuyện về này.

Những câu hỏi, “thằng lú đã chết chưa”; “bao giờ mới công khai cho dân biết”, hay “ai là người kế vị Tổng Bí thư”… Nhưng rõ ràng, không một ai có câu trả lời chính xác.

Công luận cho rằng, khi giới chức nhà nước vô trách nhiệm, bỏ qua sự quan tâm của dân chúng về sức khỏe lãnh đạo, như những ngày vừa qua, thì mới có chuyện dậy sóng tin đồn. Đáng chú ý là nhiều bàn luận châm biếm, hài hước, và đa phần là nguyền rủa, cũng như sự hoan hỷ của số đông người dân.

Việc dân chúng biểu thị sự vui mừng về cái chết của ông Nguyễn Phú Trọng nói riêng, hay của các lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam nói chung, là điều khá bất bình thường. Điều đó đã cho thấy, dân chúng Việt Nam đã quá ngao ngán và căm phẫn về sự bất chính của giới lãnh đạo hiện nay.

Nhưng người dân không thể làm gì hơn ngoài sự im lặng, và vũ khí duy nhất của họ, trong thời điểm hiện tại, chính là sự hả hê, vui mừng, mỗi khi có thông tin một quan chức cao cấp nào đó qua đời. Với người dân, càng nhiều quan chức chết càng tốt, chức vụ càng lớn thì càng vui.

Trong bối cảnh thái độ và phản ứng của dân chúng như kể trên, vậy mà lại có các luồng dư luận cho rằng, các thế lực chính trị trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam chủ động tung tin về sức khỏe của Tổng Trọng. Đồng thời, họ cũng bóp méo thông tin, để phục vụ cho cuộc chiến quyền lực trong nội bộ Đảng.

Sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 15/1/2023, đã bất ngờ xuất hiện tại Hội trường Quốc hội, với thể trạng yếu ớt trong vài chục phút, chỉ để – theo Reuter: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh, rồi mau chóng rời nghị trường trong phiên khai mạc?”. Ngay sau bài phát biểu khai mạc của Vương Đình Huệ, ông Nguyễn Phú Trọng đã được các trợ lý, cận vệ, dìu ra khỏi Hội trường.

Vậy thử hỏi, lãnh đạo Cộng sản Việt Nam bày vẽ chuyện ra như thế để làm gì, và ai sẽ được hưởng lợi trong vụ việc này? Và những lợi ích đó có bù lại được những điều tai tiếng, khi dân chúng lên tiếng dè bỉu hay chửi rủa đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời gian vừa qua hay không?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là nhân vật chính trong vai trò vẽ ra chuyện “sức khỏe của Tổng Bí thư”. Xin đừng quên, Tổng Trọng là người đang nỗ lực, bằng mọi cách, “bế” cho được ông Huệ lên chiếc ghế Tổng Bí thư, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14, sẽ diễn ra vào đầu năm 2026. Ông Trọng đã, đang và sẽ là ân nhân của ông Huệ.

Vậy mà, ông Vương Đình Huệ còn nỡ sử dụng Tổng Bí thư như một công cụ, để “phang” đối thủ của cá nhân ông, cũng như phe Nghệ An, thì thử hỏi, ai dám đặt lòng tin vào người như thế?

Người Việt Nam thường bình luận về những chuyện như vậy, bằng câu ví von, “thương nhau như thế, bằng mười hại nhau”./.

Trà My – Thoibao.de

16.1.2024

Kasse animation 7.8.2023