Tập sẽ hối thúc Việt Nam tham gia tích cực hơn vào Sáng kiến Vành đai Con đường

Link Video: https://youtu.be/4Tl4yQ8K08c

VOA Tiếng Việt ngày 9/12 có bài “Vành đai và Con đường: Việt Nam kháng cự sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình?”

VOA cho biết, có gần 150 quốc gia đã tham gia vào Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) của Tập Cận Bình, chiếm 75% dân số thế giới. Trong đó, Đông Nam Á chiếm vị trí trung tâm vì là nơi hội tụ của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, được coi là “yết hầu chiến lược” tạo nên uy thế cường quốc của Trung Quốc.

VOA dẫn lời Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định:

Việt Nam ủng hộ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và các lãnh đạo Việt Nam thường xuyên tham dự các diễn đàn vành đai và con đường do Trung Quốc tổ chức.”

Tuy nhiên về mặt thực tiễn, Việt Nam không tích cực tham gia vào các dự án trong khuôn khổ BRI hay tiếp nhận các khoản đầu tư trong khuôn khổ sáng kiến này.”

Theo VOA, Trung Quốc cho rằng, hai nước Trung – Việt đang tích cực triển khai việc kết nối và hợp tác giữa “Một vành đai, một con đường” với “Hai hành lang, một vành đai”.

Tuy nhiên, Việt Nam không chính thức xác nhận một dự án nào thuộc về BRI.

Điều này cho thấy tâm lý và thái độ thận trọng của Việt Nam trong việc tiếp nhận các nguồn vốn, các khoản vay qua các kênh chính thức từ phía Trung Quốc,” Tiến sĩ Hiệp nói.

Cùng nhận định, VOA dẫn lời nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình Đông Nam Á tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington của Mỹ, ông Murray Hiebert, cho rằng:

Sự hoan nghênh của Việt Nam đối với BRI chỉ mang tính ngoại giao nhằm xoa dịu Trung Quốc. Hà Nội không thực sự quan tâm tới các dự án trong khuôn khổ BRI cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.”

Việt Nam không muốn bị mắc nợ Trung Quốc trong các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng, vào thời điểm mà hai nước có những khác biệt sâu sắc trên Biển Đông,” ông Hiebert nói.

Hình: Bài trên VOA

VOA cho hay, sự thận trọng của Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn của Trung Quốc, còn được thể hiện qua việc Hà Nội từ chối khoản vay của Bắc Kinh cho việc xây dựng tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, và không cho tập đoàn công nghệ của Trung Quốc Huawei tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của Việt Nam, với lý do quan ngại về an ninh quốc gia, theo truyền thông trong nước.

Vẫn theo VOA, báo Công an Nhân dân trích dẫn Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế của Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận định rằng, khoảng 70% các dự án BRI rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Việc các doanh nghiệp Trung Quốc mang theo lao động của họ sang quốc gia bản xứ để làm việc, cũng là một vấn đề không thể xem nhẹ.

Các dự án BRI ở nhiều nước được xem là “bẫy nợ” của Bắc Kinh. Các quốc gia đang phát triển hiện nợ Trung Quốc khoảng 1 tỷ USD.

Ý đã trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố sẽ rời khỏi BRI. Thủ tướng Ý Giorgia Meloni gọi quyết định tham gia BRI là một “sai lầm nghiêm trọng”, và cho biết, những cam kết kinh tế của sự hợp tác trong sáng kiến này đã không bao giờ thành hiện thực.

Trong khi đó, VOA cho hay, Trung Quốc không ngừng thúc ép Việt Nam tham gia vào BRI. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến đến Việt Nam ngày 12/12 và sẽ thúc giục Hà Nội đón nhận BRI nhiệt tình hơn.

Theo Tiến sĩ Hiệp, Việt Nam có thể đang cân nhắc thay đổi cách nhìn BRI, trong khi Trung Quốc cũng có những thay đổi về cách tiếp cận BRI, bằng các dự án quy mô nhỏ và mang tính hiệu quả cao.

VOA dẫn lời nhà văn Phạm Viết Đào, cho rằng, “Việt Nam không thể tin được Trung Quốc vì họ chỉ cài bẫy”.

Sự ngờ vực của phần lớn người Việt Nam đối với Trung Quốc, không chỉ xuất phát từ những tranh chấp ở Biển Đông, mà còn từ những kinh nghiệm lịch sử. Điều này thể hiện trong Khảo sát Tình trạng Đông Nam Á 2023, trong đó, 2/3 số người Việt Nam được hỏi không tin tưởng vào Sáng kiến An ninh Toàn cầu của Trung Quốc.

Hình: Một dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện, đắp chiếu 20 năm

Ý Nhi

>>> Nhân danh Xã hội Chủ nghĩa, tại sao Việt Nam không miễn phí giáo dục và y tế thưa Tổng Bí thư?

>>> Đại án Vạn Thịnh Phát và lỗ hổng trong kiểm soát tài sản: “Cháy nhà mới ra mặt chuột”?

>>> Liệu “bác” Trọng có tự trọng?

>>> Tô là tướng tài hay tướng tồi, để tội phạm sổng chuồng rồi tốn công truy bắt?

Danh hão Nghệ sĩ Nhân dân để làm gì?

Kasse animation 7.8.2023