Nền kinh tế vẫn đang trên đà suy giảm và chưa có điểm dừng

Link Video: https://youtu.be/RXZDre4gIy8

Ngày 31/10, báo Tuổi Trẻ có bài “Đại biểu Quốc hội: Doanh thu chỉ 100 tỷ, mà doanh nghiệp đóng thuế tới 45 tỷ”.

Tuổi Trẻ cho biết, chiều 31/10, Quốc hội bắt đầu phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội năm 2023. Theo đó, Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn tỉnh Quảng Nam) chỉ ra thực trạng là, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn, gánh nặng thuế lớn và giá cả biến động.

Tuổi Trẻ dẫn lời Đại biểu Phước cho hay, trong bối cảnh doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, mà chính sách thuế lại chưa đồng hành, chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. Thực tế, không chỉ việc áp thuế, mà cách tính thuế cũng gây khó khăn.

Đại biểu Phước nêu một dẫn chứng ở tỉnh Quảng Nam, một doanh nghiệp kinh doanh sân golf với diện tích trên 60 héc ta, doanh thu mỗi năm là 100 tỉ đồng, nhưng phải đóng thuế tới 45 tỉ đồng, do cách áp thuế lên cả tuyến đường chính và tổng diện tích 60ha, nên doanh nghiệp không chịu đựng nổi.

Nhiều người ngạc nhiên vì hiện nay, hầu như tất cả các ngành nghề kinh tế đều gặp khó khăn, sao Đại biểu Phước lại kêu ca giúp một doanh nghiệp sân golf, vốn không đem lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội, mà còn là ngành nghề gây hại cho môi trường, thu hẹp đất đai canh tác nông lâm nghiệp.

Đại biểu Phước cũng chỉ ra một trong các nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công thấp. Đó là, giá cả thị trường thường xuyên biến động và tăng cao, nhất là giá cả vật liệu, nhân công. Nhưng đơn giá nhà nước lại chậm thay đổi, quá thấp, nên doanh nghiệp xây dựng thi công cầm chừng, chấp nhận chịu phạt, chậm tiến độ còn hơn là chịu thua lỗ.

Tuổi Trẻ tiếp tục dẫn lời Đại biểu Nguyễn Đại Thắng – Phó trưởng Đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên – cho rằng, vốn đầu tư công cần “bung” mạnh mẽ hơn nữa, để tăng tổng cầu kinh tế, giúp đạt mục tiêu tăng trưởng.

Ông đề nghị, Chính phủ cần có giải pháp ổn định giá vật liệu xây dựng cho các dự án, nhất là dự án giao thông; tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản, phát triển phân khúc nhà ở vừa túi tiền người dân. Đây cũng là biện pháp để nhà đất trở về giá trị thực, thị trường bất động sản bền vững.

Trong khi đó, Tuổi Trẻ dẫn lời Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường – bày tỏ lo ngại khi các động lực tăng trưởng chính (xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng) đang suy giảm.

Hình: Bài trên báo Tuổi Trẻ

Tuổi Trẻ dẫn các số liệu cho biết, giải ngân đầu tư công tới hết tháng 9 đạt gần 51,4%, nhưng chưa đạt kỳ vọng. Tiêu dùng trong nước, tuy có phục hồi nhưng chưa vững chắc. Xuất khẩu ước đạt 466,2 tỉ USD, giảm 8,2%, dự báo, năm nay xuất khẩu tăng trưởng âm lần đầu kể từ năm 2019. Tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 11/10, đạt 6,29% so với 2022, chậm so với cùng kỳ. Tỉ lệ nợ xấu nội bảng tính đến tháng 6 là 3,36%, cao hơn mục tiêu đề ra là dưới 3%.

Vậy là, không còn như thời điểm cuối năm 2022, lúc đó, dù người dân đều nhận ra những dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế, nhưng Chính phủ lại đưa ra những số liệu hết sức khả quan, như tăng trưởng đạt hơn 8%, dù chẳng ai tin vào con số này. Nay, Chính phủ thừa nhận sự suy giảm của nền kinh tế về mọi mặt, chứng tỏ, tình huống đang hết sức com go.

Tuổi Trẻ tiếp tục dẫn lời Đại biểu Sơn, cho rằng, báo cáo chưa nêu rõ tăng trưởng tín dụng từng lĩnh vực là bao nhiêu.

Do đó, Đại biểu đề nghị Chính phủ phân tích, đánh giá làm rõ vấn đề này, cân nhắc kỹ lưỡng, nới lỏng điều kiện cho vay, có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ động lực tăng trưởng và kiểm soát tín dụng với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Hình: Các doanh nghiệp đều gặp khó trong kinh doanh, vậy mà còn bị chính quyền gây khó với chính sách thuế

Xuân Hưng

>>> Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng bất động sản sẽ đến mức nào?

>>> Việt Nam cần giải quyết vấn đề nội tại, thay vì đi theo mô hình đang sụp đổ của Trung Quốc

>>> Những “phò mã” Cộng sản

>>> Vì sao VTV chỉ trích nhà xe Thành Bưởi?

Công an Nghệ An làm khó nhóm thiện nguyện tặng xe đạp cho học sinh nghèo

Kasse animation 7.8.2023