Giá cổ phiếu VFS của VinFast rơi tự do chưa có điểm dừng

Link Video: https://youtu.be/XzY8S4E3w6c

Ngày 5/10, VOA Tiếng Việt loan tin “Cổ phiếu của VinFast rơi tự do từ mức đỉnh, nay thấp hơn cả giá khi mới lên sàn”.

Theo đó, cổ phiếu có mã VFS của hãng xe hơi điện Việt Nam VinFast giảm hàng chục phần trăm chỉ trong 3 ngày gần đây, và trong trạng thái quay đầu rơi tự do trong vòng chưa đầy 1 tháng rưỡi, ngay sau khi lên đến mức đỉnh là 93 đô la.

VOA cho biết, kết thúc phiên giao dịch trên sàn Nasdaq hôm 4/10, giá của VFS là 8,05 đô la, giảm hơn 26% so với mức ở thời điểm thị trường đóng cửa trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần trước – ngày 29/9.

Giá cổ phiếu của VinFast giảm liên tục 3 ngày nay, sau khi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) công bố bản cáo bạch của hãng đề ngày 2/10, cho thấy, các cổ đông của hãng chào bán 75,7 triệu cổ phiếu ra công chúng.

Theo VOA, số lượng cổ phiếu nêu trên được tung thêm vào thị trường, nhiều gấp 17 lần so với con số 4,5 triệu cổ phiếu VFS đã được giao dịch trong thời gian qua. Tuy nhiên, đại đa số phần còn lại của tổng cộng hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS vẫn chưa được mua bán tự do, vì phải tuân theo một thỏa thuận khi VinFast sáp nhập với đối tác là Black Spade Acquisition Co, để lên sàn ở Mỹ.

VOA dẫn bản cáo bạch mới nhất cho biết, trong số gần 76 triệu cổ phiếu mới có hiệu lực giao dịch, tới hơn một nửa, tức là 46,29 triệu cổ phiếu, sẽ do 2 công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bán ra. Đó là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam và Asian Star Trading & Investment. Đây là hai hãng đầu tư riêng của ông Phạm Nhật Vượng, chủ sở hữu kiêm người điều hành VinGroup, tập đoàn mẹ của VinFast.

Theo quan sát của VOA, một số chuyên gia tài chính đưa ra tính toán rằng, tùy theo các mức giá ở những thời điểm giao dịch khác nhau, số cổ phiếu do 2 hãng con của ông Vượng bán ra, có thể mang về cho VinFast từ hơn 500 triệu đến hơn 700 triệu đô la để hãng chi cho hoạt động, hoặc dùng làm vốn đối ứng để vay thêm tiền.

Hình: Bản tin trên VOA

VOA cho hay, với việc bán ra lượng cổ phiếu nêu trên, giờ đây, VinGroup cùng với một số hãng con vẫn còn sở hữu khoảng gần 97% cổ phiếu của VinFast.

Trước khi sụt giảm còn hơn 8 đô la, thấp hơn cả mức giá 10,45 đô la của VFS trong ngày đầu tiên lên sàn ở Mỹ hôm 14/8, VFS có lúc tăng vọt lên đỉnh hôm 28/8, đạt giá 93 đô. Nhưng kể từ đó, giá xem như đã rơi tự do liên tục trong 6 tuần, cho đến nay, chỉ còn 8,6% của mức đỉnh.

Vẫn theo VOA, tình trạng giá cổ phiếu của VinFast thụt lùi về sau cả vạch xuất phát, diễn ra song song với những tin tức không tích cực về doanh số bán xe của hãng. Trong nửa đầu năm 2023, VinFast mới chỉ bán được 11.315 xe, trong đó có hơn 7.000 chiếc được bán cho hãng taxi Xanh GSM cũng là doanh nghiệp thuộc VinGroup, nghĩa là VinFast tự bán xe cho chính mình là chính.

Được biết, khi cổ phiếu VFS có chuỗi tăng liên tục, ngày 23/8, CEO Thu Thủy của VinFast đã phát biểu: “Chúng tôi nghĩ rằng, thị trường nhìn nhận năng lực của chúng tôi, và bạn biết đấy, thị trường cần những người như chúng tôi. Chúng tôi luôn có rất nhiều kế hoạch lớn phía trước. Chúng tôi đã niêm yết thành công và tin rằng thị trường chung đang phục hồi và sẽ giúp ích cho VinFast trong việc gọi vốn trong tương lai.”

Đến ngày 5/9, khi giá VFS tuột dốc thảm hại, cũng CEO Thu Thủy lại nói: “Tôi nghĩ nhiều người đã cảm thấy bất ngờ khi thấy cổ phiếu VinFast biến động mạnh sau khi lên sàn Nasdaq. Tuy nhiên, chúng tôi không ngạc nhiên vì chúng tôi tin vào tiềm năng của công ty.”

Những phát biểu của CEO này khiến người ta liên tưởng đến nhân vật AQ của đại văn hào Lỗ Tấn, với “phép thắng lợi tinh thần” nổi danh.

Thu Phương

>>> Lãnh đạo Việt Nam hay mơ ước viển vông

>>> Kênh đào Funan ở Campuchia có thể làm khô kiệt Đồng bằng sông Cửu Long

>>> Chuyên gia Liên Hiệp Quốc lên án vụ thi hành án đối với Lê Văn Mạnh

>>> Ông Thưởng không ngoa ngôn

Novaland đối phó với chủ nợ nước ngoài trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng

Kasse animation 7.8.2023