Đạo tặc Công an cũng lắm kiểu, người bắt nhầm dê, kẻ bế nhầm dân!

Mới hồi cuối tháng 6, cộng đồng mạng đã dậy sóng về vụ 3 công an ngang nhiên bắn dê của dân, mang về làm đồ nhậu. Đó là: Đại úy Nguyễn Văn Nhân, Thượng úy Bùi Đình Việt và Thượng úy Bùi Tiến Tùng.

Tại buổi họp báo của Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội ngày 30/6, ông Nguyễn Thành Long – Đại tá, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội – cho rằng, việc khởi tố vụ án ba công an bắn trộm dê ở huyện Mỹ Đức là “sự việc rất đáng tiếc, đáng buồn với lực lượng công an”.

“Đây là hành vi chúng tôi đánh giá vi phạm nghiêm trọng lối sống, đạo đức, tư cách, quy tắc ứng xử đối với người Công an Nhân dân. Trong bối cảnh Công an Hà Nội đang tăng cường việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng hình ảnh đẹp, thì hành vi này không thể chấp nhận được” – ông Long nói.

3 người “bắn nhầm dê”

Tất nhiên, hành động phạm pháp rõ ràng như thế thì phải xử lý. Hành động này của 3 viên công an kia còn thể hiện 2 cái xấu, cái xấu thứ nhất là xem thường tài sản của nhân dân, thứ nhì là sẵn sàng phạm pháp nếu cần. Hai cái xấu , thực chất, tồn tại trong mọi người công an, chứ không phải chỉ riêng ở 3 viên công an kia.

Vấn đề chỉ là, người (ngành) công an đang mang cái xấu đấy để phục vụ cho Đảng, hay phục vụ cho bản thân mà thôi. Việc ông Đỗ Hữu Ca cho lực lượng Công an Hải Phòng tấn công vào khu đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, vào năm 2012, là điển hình cho việc ngành công an dùng 2 cái xấu kia phục vụ cho Đảng. Công an xem thường tài sản nhân dân, Công an cưỡng chế bất hợp pháp nhà ông Đoàn Văn Vương. Tuy nhiên, đã là cuộc chơi giữa nhà nước, hoặc kẻ nắm quyền lực, với nhân dân, thì nhân dân luôn thua.

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng lại dậy sóng về việc Thượng úy Công an Nguyễn Đức Trung – cán bộ tham mưu, Phòng Cảnh sát Giao thông Công an Vĩnh Phúc, thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em để tống tiền. Đây cũng là việc một công an đã bộc lộ cả 2 cái xấu kể trên. Việc bắt cóc trẻ em là hành động tội ác, nhưng ông này bất chấp. Tuy nhiên, vì ông này bắt cóc để tư lợi cho bản thân, nên bị bắt và bị tước danh hiệu “Công an Nhân dân”. Cũng cùng hành động bắt cóc, nhưng do ông Tổng ra lệnh để sắp xếp lại bàn cờ chính trị, thì Tô Lâm lại được Đảng nghi công.

Công an lại “bế nhầm dân”

Được xây dựng trên nền tảng “luật là tao, tao là luật”, thì lính của Tô Lâm trở thành tội phạm là điều không có gì khó hiểu. Ngay cả khi đưa quân ra nước ngoài bắt cóc, nhưng ông Tô Lâm và các thuộc hạ của ông vẫn giữ tư tưởng “luật là tao, tao là luật”. Những người này không hề quan tâm tới luật pháp nước Đức hay luật pháp quốc tế.

Có lẽ, người dân Việt Nam không lạ gì từ “làm luật” của lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông và cả cảnh sát khu vực. Xe chở hàng mà không chấp nhận sự “làm luật” của Cảnh sát Giao thông thì khó mà sống yên ổn. Các cơ sở kinh doanh mà không chấp nhận sự “làm luật” của công an khu vực thì cũng không thể buôn bán gì được.

Những trường hợp “làm luật” nói trên, nói thẳng ra là phạm pháp. Tuy nhiên, những viên công an này lại uy chính quyền, mượn danh “thi hành công vụ” để trấn lột dân. Với 3 công an bắn dê của dân và 1 công an bắt cóc trẻ con đòi tiền chuộc là dạng phạm pháp cá nhân, không phải lúc thi hành công vụ, bởi thế, họ mới dễ sa lưới pháp luật. Nếu những người này cẩn thận hơn, nấp dưới trướng của Đảng, trong vai trò là “người thi hành công vụ”, thì họ có phạm pháp trong cả một thời gian dài cũng không hề hấn gì.

Đảng Cộng sản ghép chữ “nhân dân” vào sau hai chữ “công an”, thì quả thật, đấy là cưỡng bức danh xưng thô bạo. Dân nào đứng chung với những thành phần như thế, thành phần mà xem tài sản của dân không ra gì và sẵn sàng phạm pháp để đạt mục đích.

Thu Phương (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023