Quyền lực đang trở thành món hàng để mua bán công khai

Link Video: https://youtu.be/K-EuS2EV4e0

Ngày 24/7, báo Đất Việt có bài “Phiên tòa và cuộc “ngã giá” triệu đô ngang nhiên trước công luận”.

Theo đó, bài báo dẫn nhận xét của một nhà quan sát, cho rằng, chưa bao giờ mà đồng tiền phát huy tác dụng “mua bán án” của nó một cách công khai như lúc này, dù được ngụy trang dưới bất cứ mỹ từ nào.

Đất Việt dẫn báo Đảng hôm 24/7 cho hay, Luật sư của Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, cho biết, gia đình bị cáo này đã nộp thêm 7 tỷ đồng, đến nay, tổng số tiền Phạm Trung Kiên nộp để “khắc phục hậu quả” và trả lại cho các doanh nghiệp là hơn 42,2 tỷ đồng, trong tổng số 42,6 tỷ đồng mà ông này đã nhận hối lộ.

Đất Việt dẫn bình luận của Luật sư Lê Quốc Quân, cho rằng:

Bị đề nghị án tử, bị cáo Nguyễn Trung Kiên, đã nộp thêm 7 tỷ tiền “khắc phục”. Tuần trước, tòa cũng đã tạm dừng để cho các bị cáo “nộp tiền khắc phục”, trước khi Viện Kiểm sát đề nghị mức án.

Sau phần tranh luận, Viện Kiểm sát đã “điều chỉnh” đề nghị giảm án cho một số người. Trước khi công bố bản án, chắc chắn lại có một cuộc chạy đua để nộp tiền.

Chưa bao giờ mà đồng tiền phát huy tác dụng “mua bán án” của nó một cách công khai như lúc này, dù được ngụy trang dưới bất cứ mỹ từ nào.

Trong lịch sử loài người, có lẽ chưa có chế độ nào “lập lý” giỏi như chế độ hiện tại. Toà án là nơi nghiêm minh để người dân kiếm tìm công lý, đã tự nó trở thành một cái chợ giời, được gọi dưới tên mới là “siêu thị”.”

Liên quan vụ này, Đất Việt dẫn bình luận của blogger Dương Quốc Chính, cho rằng:

Phải hiểu bản chất là người dân, hành khách được “giải cứu” mới là bên chịu thiệt hại về tiền bạc. Nhà nước, ngân sách mất quái gì đâu, chẳng qua chế độ, chính quyền, ngành công an, ngoại giao bị mang tiếng xấu với nhân dân, nhưng chả thiệt hại đồng nào hết. Vậy bị cáo nộp tiền vào ngân sách là ngân sách được lợi, vì chả mất gì mà lại được đóng tiền vào không ít, trong khi người dân chịu thiệt hại thì lại không được trả lại tiền.

Hình: Bài trên báo Đất Việt

Trường hợp bị cáo nộp lại tiền với tội danh lừa đảo thì tiền đó đúng ra phải trả lại bên bị lừa. Như tướng Nguyễn Anh Tuấn nộp 1,55 triệu đô thì tiền đó phải trả bị cáo Hằng (là bị cáo tội đưa hối lộ nhưng đồng thời là bị hại trong vụ lừa đảo).

Còn các bị cáo với tội danh đưa hối lộ thì vừa mất tiền đưa hối lộ lại phải nộp thêm tiền, thì là tiền gì? Khắc phục hậu quả gì?

Theo mình hiểu, tiền hối lộ mà bị bắt thì đương nhiên bị sung công quỹ, nhưng bị cáo lại nộp thêm tiền với lý do gì? “Chạy án” công khai à?

Cùng quan điểm với những Facebooker mà Đất Việt dẫn chứng, Facebook Trương Nhân Tuấn từ Pháp cho rằng: “Khi Tòa đề nghị các biện pháp cho phép các bị cáo “nhả tiền” để “khắc phục hệ quả”, như một hình thức “chạy án công khai” để được “giảm án”. Thì bản thân Tòa đã hủ bại”. Và chính sự hủ bại không gì có thể cứu vãn được này, là mảnh đất “màu mỡ” để cho các cuộc “chạy án” sau vụ này vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở.

Chạy án, về bản chất chính là tước đoạt của kẻ tước đoạt.

Hiện nay, mạng xã hội đang chia sẻ quan điểm “quan chức tống tiền doanh nghiệp”. Thực tế, khi người dân và doanh nghiệp phải “đến cửa quan” thì đều phải chấp nhận cảnh bị tống tiền, từ vài trăm ngàn cho đến tiền tỷ, tùy mức độ công việc.

Đến nay, việc biến quyền lực thành món hàng có thể mua bán, đổi chác ngay trước chốn công đường, là lỗi từ chính thể chế, từ các cơ quan nhà nước, từ những kẻ nắm giữ quyền lực. Nếu họ không bán thì chẳng ai có thể mua được.

Nói cách khác, hành vi nhận hối lộ là hành vi bán đứng quyền lực nhà nước, bán đứng nhân dân, mà quan chức chính là người đại diện. Người nhận hối lộ đã bán thứ họ không được phép bán, và bán thứ không phải của họ. Bởi quyền lực vốn thuộc nhân dân, chứ không thuộc về quan chức.

Hoàng Anh

>>> Việt Nam ngạo nghễ như AQ

>>> Chùa Ba Vàng mạnh mẽ lên tiếng vụ báo cáo tiền công đức

>>> Còn độc tài đảng trị thì còn tham nhũng

>>> Campuchia: Hun Sen tuyên bố thắng cử.

Cựu Admin Nhật Ký Yêu Nước bị bắt


Kasse animation 7.8.2023