Cần tôn trọng quyền lựa chọn của người dân tộc thiểu số

Link Video: https://youtu.be/_4J8r2MAwm4

Ngày 15/6, trên trang Facebook cá nhân của kiến trúc sư Dương Quốc Chính có bài “Chính sách dân tộc hay sự độc tài của đám đông”.

Tác giả nêu quan điểm rằng, người Việt có rất nhiều đặc điểm của người Hán về sức sống mãnh liệt và khả năng đồng hóa các dân tộc khác. Chính Việt tộc ở miền Nam Trung Quốc đã bị Hán hóa, nhưng người Việt ở Việt Nam, với sức kháng cự mạnh mẽ nên đã thoát khỏi sự đồng hóa đó.

Nhưng người Việt lần hồi lấn vào Nam để đồng hóa các dân tộc khác, y như người Hán. Đó là vì chúng ta không đủ lực để lấn lên phía Bắc, nên đã đè xuống phương Nam.

Tác giả cho biết, Việt Nam có 54 dân tộc, nhưng chỉ có hai nhóm chính. Một là nhóm có nhiều đặc điểm về nhân chủng giống Trung Quốc, Mông Cổ. Nhóm thứ hai là chủng người có nguồn gốc từ Nam Đảo (Indonesia Malaysia) tràn lên, nhóm này từ Ấn Độ sang.

Bán đảo Đông Dương chính là nơi giao thoa của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. Phía Nam ảnh hưởng bởi Ấn Độ, phía Bắc ảnh hưởng bởi Trung Quốc.

Theo tác giả, người Tây Nguyên có nguồn gốc Nam Đảo, họ gần gũi và từng hòa huyết với các sắc dân Chăm pa, Khmer, tức là cũng gần với người Campuchia, Lào, Thái, hơn người Kinh, nhất là người Kinh miền Bắc.

Người Kinh dễ dàng đồng hóa các dân tộc anh em có nguồn gốc chủng tộc gần giống, chủ yếu ở phía Bắc. Người Tày, Nùng, Dao… phía Bắc rất giống người Kinh. Mà càng giống nhau, dễ hòa nhập, lại càng dễ bị đồng hóa và ít có nhu cầu chống lại sự đồng hóa đó.

Tác giả nhận xét, với người Tây Nguyên, chính vì có sự khác biệt quá lớn về chủng tộc, văn hóa và sự phát triển, nên người dân tộc ở đây sẽ khó bị đồng hóa hơn các dân tộc khác. Họ cũng sẽ bức xúc hơn nếu bị đồng hóa. Người ta sẽ khó chịu hơn nếu bị áp đặt bởi một dân tộc có văn hóa xa lạ hơn.

Tác giả nhắc đến nhiều comments rất hung hăng của nhiều người, trong đó có đủ thành phần, trí thức cũng có. Đại ý rằng, người thiểu số bắt buộc phải phục tùng đa số ở địa phương. Người Kinh bây giờ có lẽ chiếm 80% dân số Tây Nguyên rồi, nên người đồng bào bắt buộc phải tuân thủ quy định chung. Đám đông lên đồng hò hét, đòi báo thù người đồng bào, nợ máu phải trả máu vì pháp luật do đám đông hơn tạo ra và dĩ nhiên những kẻ kia thành “khủng bố” rồi.

Tác giả nhận định, tất nhiên phạm pháp là phải đền tội theo pháp luật, điều đó không phải bàn. Điều cần bàn ở đây là sự độc tài của đám đông. Nếu bỏ phiếu (tỏ ra là) dân chủ, thì 80% có thể tiêu diệt 20% còn lại.

Hình: Status trên trang cá nhân của Dương Quốc Chính

Tác giả so sánh, người Kinh lên Tây Nguyên không có cướp đất, không thực dân, mà đi mua đất của người đồng bào. Nhưng người Tàu cũng sang Việt Nam mua đất (chui) qua người Việt, để đầu tư bất động sản, rồi sinh con, lấy vợ ở Việt Nam… thì người Việt lại nhảy dựng lên, lo bị người Tàu cướp đất! Nhìn dân Việt Nam biểu tình chống luật Đặc khu đó, cũng là do lo ngại người Tàu qua đồng hóa, dù họ chỉ thuê!

Và kết luận, đó cũng là phản ứng tự nhiên như người đồng bào thôi.

Thực tế, tác giả nhận xét, chính những sự ưu đãi cũng là một cách đồng hóa văn hóa. Người Kinh cho người đồng bào về Hà Nội, Sài Gòn, học hành, thì họ cũng không thể dùng để phát triển hoặc bảo tồn văn hóa của dân tộc họ, mà đã biến họ và con cháu họ (thành phần tinh hoa nhất của dân tộc đó) thành người Kinh một cách từ từ!

Tóm lại, theo tác giả, sự đồng hóa có thể do cố tình (sử dụng chính sách công khai hay bí mật), hoặc do vô thức (tự nhiên), là khó tránh khỏi ở tất cả các nước trên thế giới, ở mọi thể chế. Thời Việt Nam Cộng Hòa cũng đồng hóa Tây Nguyên ác liệt. Nên sự phản kháng của dân Tây Nguyên với người Kinh là từ xa xưa, FULRO và DEGA có từ thời Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng với chế độ Cộng sản thì sự độc tài của đám đông sẽ bị đẩy lên tầm cao hơn nhiều. Do bản chất thể chế nó có tính áp đặt và dễ dàng đàn áp thiểu số nhân danh đa số hơn.

Tuy nhiên, tác giả nêu quan điểm, đứng trước sự hội nhập quốc tế, với các chuẩn mực dân chủ phổ quát và sự tự do hóa, Việt Nam vẫn phải có những điều chỉnh chính sách để tránh sự độc tài của đám đông nói chung và trong chính sách dân tộc nói riêng. Đó là, để cho nhóm yếu thế được lên tiếng, được quyền lựa chọn cái mà họ muốn, chính là để duy trì sự đa dạng văn hóa và chủng tộc. Về bản chất nó cũng như sự bảo tồn mà thôi.

Ở Tây Nguyên cũng cần phải có chính sách để người đồng bào có quyền phủ quyết một số lĩnh vực. Ví dụ như chính sách đất đai, cần sự đồng thuận tuyệt đối chứ không được đồng thuận theo đa số. Nên nhớ, quyền được lựa chọn cuộc sống, cách sống nên được tôn trọng.

Tác giả nêu ví dụ về chuyện người Kinh “bắt” mấy người Rục từ trên rừng về phố sống, bắt họ mặc quần áo, sống cuộc sống văn minh. Họ có vui thú gì đâu, vì họ nhớ rừng, nhớ cây cỏ muông thú, họ đâu cần cuộc sống văn minh. Đa số chúng ta có thể cho rằng họ mông muội, nhưng đó là sự lựa chọn cần tôn trọng.

Không có khôn hay ngu ở đây, mà đó là sự lựa chọn. Người đồng bào cũng vậy thôi. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của họ.

Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Việt Nam bất lực trước sự hung hăng của Trung Quốc

>>> Thông điệp từ trong tù của Luật sư Đặng Đình Bách

>>> Đảng cần đánh giá lại chính sách đối với Tây Nguyên

>>> Người Tây Nguyên không quy phục người Kinh

Cần xóa bỏ độc quyền để giải quyết bài toán thiếu điện


Kasse animation 7.8.2023