Thủ đoạn triệt hạ nhau – Nguyễn Đức Chung phải nộp mình ra sao?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=ITkD_9qLkqc

Vụ án chiếm dụng tài liệu bí mật nhà nước của Nguyễn Đức Chung đang bị báo chí xoáy vào nội dung này khá mạnh mẽ. Điều đó cho thấy bên phía cơ quan cảnh sát điều tra muốn buộc tội Nguyễn Đức Chung theo hướng tội danh này. Theo Cơ quan An ninh điều tra xác định thì ông cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhiều lần nhận tài liệu mật và tài liệu vụ án Nhật Cường với cách thức “tinh vi”.

Ai cũng biết ông Nguyễn Đức Chung xuất than từ ngành công an. Nếu ông điều tra tội phạm mà lưu giữ tài liệu đảm bảo bí mật như thế nào thì chắc chắn khi quyết định đánh cắp tài liệu ông ta cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc bảo mật như những gì ông từng học. Nhưng với cách đưa tin mật của ông Nguyễn Đức Chung có vẻ như không mật chút nào.

Vấn đề sao chép tài liệu rồi chuyển đi qua viber là một điều không đảm bảo an toàn không biết ông Nguyễn Đức Chung có biết điều này hay không.

Nguyễn Đức Chung

Ông Nguyễn Đức Chung phải hiểu rằng, dù cho ăn cắp tài liệu nhưng ông cũng phải biết về nguyên tắc bảo mật thì ông mới giữ an toàn cho mình và cho người cộng tác. Và kết quả ông đã bị lộ và lại thêm tội chồng tội.

Bắt mối

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường, ông Chung và vợ được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do muốn nắm bắt thu thập thông tin liên quan và “nắm thông tin về hướng điều tra” liên quan vợ chồng mình, ông Chung thông qua một người để làm quen với Phạm Quang Dũng, cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Bộ Công an, người đang tham gia điều tra vụ án Nhật Cường, Cơ quan An ninh điều tra nêu trong kết luận điều tra ra ngày 20/11.

Ngày 16/6/2019, ông Chung đặt vấn đề và được Dũng đồng ý “thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình, tiến độ và kết quả điều tra“. Tháng 8/2019, bị can Dũng hai lần dùng điện thoại chụp trộm và photocopy 4 tài liệu ở cơ quan. Tháng 9/2019, Dũng photocopy một tài liệu khác ở cơ quan; lần thứ 4 vào tháng 6/2020 chụp trộm 3 tài liệu với 26 trang tương ứng với 26 file ảnh chụp. Lần thứ 5 vào cuối tháng 2/2020 đầu tháng 3/2020, Dũng đã lấy một tài liệu của Cục Cảnh sát kinh tế

Nguyễn Đức Chung và Phạm Quang dũng

Dũng cung cấp tài liệu cho ông Chung thông qua 3 phương thức: Sử dụng ứng dụng phần mềm Viber trên điện thoại di động để trao đổi, cung cấp thông tin; chuyển trực tiếp file ảnh chụp tài liệu qua Viber và thông qua người trung gian để cung cấp tài liệu bản giấy.

Không biết ông Nguyễn Đức Chung nghĩ sao khi dùng phần mềm Viber để chuyển tài liệu? Và tại sao dùng Viber là không xóa đi mà để cơ quan an ninh khôi phục lại rồi giờ bị chồng thêm tội? Đấy là những câu hỏi đặt ra cho thấy, ông Nguyễn Đức Chung hoặc kém nghiệp vụ hoặc mù mờ về công nghệ nên mới để xảy ra trường hợp bại lộ như thế này. Làm như vậy không khác gì tự chỉ điểm người ta tóm mình “lạy ông tôi ở bụi này”.

Theo cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An thì trong 12 tài liệu liên quan vụ án Nhật Cường được Dũng chuyển có 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ mật. Thực ra để kết tội thì cơ quan cảnh sát điều tra phải có bằng chứng về quá trình chuyển giao. Họ đã tịch thu điện thoại của Nguyễn Đức Chung và điện thoại của Phạm Quang Dũng và khôi phục tài liệu. Điều nực cười là, sự chuyển giao tài liệu qua đường Viber vẫn được các bên lưu cho đến khi bị bắt mà tất cả những người này cũng từng và đang công tác trong ngành công an điều tra. Một lỗi sơ đẳng mà bị mắc phải nhưng cơ quan điều tra gọi là “tinh vi” thì thật là khó hiểu.

Ông Nguyễn Đức Chung bao nhiêu lần nhận chuyển tài liệu?

Lần thứ nhất, ngày 20/7/2019, theo đề nghị của ông Chung, Dũng bắt taxi từ nhà trên đường Nguyễn Xiển đến nhà ông Chung tại phố Trung Liệt để trao đổi về vụ án. Về nhà, Dũng in tài liệu từ máy tính cá nhân ra giấy. Số tài liệu này ông Chung cử tài xế riêng Nguyễn Hoàng Trung đến nhận để mang về.

Ngày 25/8/2019, Dũng liên hệ với ông Chung để cung cấp 3 tài liệu mật. Những tài liệu này được đóng vào một phong bì màu trắng khổ A4 dán kín. Tối cùng ngày, ông Chung chỉ đạo Trung tới nhà Dũng lấy.

Lần cuối cùng, ngày 10/6/2020, Dũng sử dụng ứng dụng Viber chuyển cho ông Chung 3 tài liệu mật. Chủ tịch Hà Nội chuyển lại cho Trung và yêu cầu in ra giấy. Trung không in ra ngay mà lại chuyển tiếp cho Nguyễn Anh Ngọc, 46 tuổi, cựu phó trưởng Phòng Thư ký biên tập Văn phòng UBND Hà Nội, nhờ in giúp để chuyển lại cho sếp.

Khám xét nhà Nguyễn Đức Chung

Nhà chức trách cho biết, sau khi chuyển 26 file ảnh qua ứng dụng “Viber“, Trung đã xóa; riêng bị can Anh Ngọc sao chép và lưu giữ trên máy tính tại phòng làm việc và thẻ nhớ USB. Khám xét nơi làm việc của bị can Anh Ngọc, Cơ quan An ninh điều tra đã thu giữ được số tài liệu này.

Ngoài các lần chuyển tài liệu trên, Cơ quan An ninh điều tra cũng xác định Dũng nhiều lần trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan vụ án Nhật Cường cho ông Chung thông qua điện thoại di động, qua Viber và gặp trực tiếp. Tuy nhiên, kết quả điều tra không có đủ căn cứ xác định thông tin, tài liệu cụ thể Dũng đã cung cấp nên Cơ quan An ninh điều tra không có cơ sở kết luận về các lần trao đổi, chuyển giao tài liệu này.

Ông Chung bị xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu. Ba bị can còn lại là đồng phạm giúp sức. Cả bốn bị cáo buộc là cán bộ từng công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, am hiểu pháp luật và các nghiệp vụ về đấu tranh phòng chống tội phạm nên có thủ đoạn “hết sức tinh vi“, lợi dụng công nghệ để xoá dấu vết, che giấu.

Ông cùng Dũng, bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, theo khoản 3 điều 337 Bộ luật Hình sự 2015. Khung hình phạt 10-15 năm tù. Hai người còn lại bị đề nghị truy tố theo khoản 1 điều 337. Khung hình phạt 2-7 năm tù.

Vụ án Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước được khởi tố giữa tháng 7. Nửa tháng sau khi bị đình chỉ cương vị Chủ tịch Hà Nội, ngày 28/8, ông Chung vướng lao lý. Ngoài vụ án này, ông Chung còn bị điều tra trách nhiệm liên quan đến hai vụ án khác xảy ra tại Công ty Nhật Cường; vụ án vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại UBND Hà Nội và các đơn vị liên quan.

Có dấu hiệu bênh vực Nguyễn Đức Chung trong cơ quan điều tra

Theo báo chí nhà nước loan tin thì cơ quan điều tra cho biết, quá trình điều tra, ông Chung đã thừa nhận, khai báo rõ hành vi phạm tội của bản thân. Trong thời gian công tác nhiều lần được các cấp khen thưởng vì có thành tích xuất sắc, đặc biệt được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới, có tiền sử bị bệnh ung thư. Do đó, cơ quan điều tra đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong quá trình truy tố xét xử.

Cũng trước đây ông Nguyễn Đức Chung báo rằng ông có bệnh ung thư và xin được tại ngoại nhưng không được chấp nhận thì nay bệnh ung thư ông Chung được xem xét cho tình tiết giảm nhẹ. Nói tóm lại là cơ quan điều tra lúc thì thừa nhận lúc thì không thừa nhận bệnh của ông Chung.

Đấu đá nội bộ, việc quan trọng nhất là hạ được đối thủ để thu hồi ghế, còn việc kết tội chẳng qua là hình thức. Theo báo chí đưa tin, ông Nguyễn Đức Chung bị đề nghị mức hình phạt khoảng từ 10 đến 15 năm tù, nhưng với quá nhiều tình tiết được châm chước như bệnh ung thư, danh hiệu anh hung lực lượng vũ trang vv… thì có thể nói án cho Nguyễn Đức Chung dự đoán sẽ không cao.

Báo chí đưa tin về trường hợp giảm nhẹ án cho Nguyễn Đức Chung

Có giảm án cho thuộc hạ Nguyễn Đức Chung hay không?

Đối với hành vi của Phạm Quang Dũng – nguyên cán bộ Phòng 8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an, kết luận điều tra nêu rõ, là cán bộ thuộc Phòng 8 Cục Cảnh sát kinh tế, được trưng dụng hỗ trợ điều tra vụ án Công ty Nhật Cường. Trong quá trình này đã chiếm đoạt các tài liệu của Cục Cảnh sát kinh tế (tài liệu vụ án Công ty Nhật Cường), trong đó có 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước; 3 lần cung cấp tài liệu cho bị can Nguyễn Đức Chung, trong đó 2 lần cung cấp 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật“.

Phạm Quang Dũng đã đã phạm tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” quy định tại khoản 3, điều 337, BLHS. Quá trình điều tra, bị can Dũng thành khẩn khai báo, ăn năn, hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ hành vi phạm tội của bản thân và những người có liên quan. Đặc biệt, trước khi hành vi phạm tội bị phát hiện, bị can Dũng đã tự thú.

Các đồng phạm với Nguyễn Đức Chung

Cũng theo cách nói trịnh thượng quen thuộc của cơ an diều tra thì những tình tiết giảm nhẹ được liệt ra như gia đình bị can có công với cách mạng, bản thân bị can là người có thành tích xuất sắc trong công tác vv.. và khi đó họ đề nghị mức án thấp cho những bị can này

Với Nguyễn Hoàng Trung đã 1 lần nhận 3 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật” từ bị can Nguyễn Đức Chung và chuyển tiếp cho bị can Nguyễn Anh Ngọc in ra giấy đưa lại cho mình để chuyển cho bị can Nguyễn Đức Chung vào ngày 10/6/2020; cùng bị can Nguyễn Anh Ngọc chỉnh sửa, cắt phần chữ ký trang cuối tài liệu bí mật nhà nước độ “Mật” nêu trên vào ngày 25/6/2020.

Do đó, hành vi của bị can Trung đã đã phạm tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” quy định tại khoản 1, điều 337, BLHS. Quá trình điều tra, bị can Trung đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội. Bởi vậy, cơ quan điều tra cũng đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ tại điểm s, khoản 1, điều 51, Bộ luật hình sự trong quá trình truy tố, xét xử.

Với Nguyễn Anh Ngọc, kết luận điều tra nêu rõ, bị can đã 1 lần nhận 3 tài liệu thông qua ứng dụng “Viber” là tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật” từ bị can Nguyễn Hoàng Trung để in ra giấy đưa lại cho bị can Trung chuyển cho bị can Nguyễn Đức Chung; cùng bị can Nguyễn Hoàng Trung chỉnh sửa, cắt phần chữ ký trang cuối tài liệu bí mật nhà nước độ “Mật” nêu trên vào ngày 25/6/2020. Hành vi của bị can Ngọc đã đã phạm tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” quy định tại khoản 1, điều 337, BLHS. Bị can Ngọc thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội, bản thân có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác. Do đó, bị can được đề nghị xem xét, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tại điểm s, điểm v, điều 51, Bộ luật hình sự.

Trò chơi đã hạ màn, mục đích loại Nguyễn Đức Chung ra khỏi ghế, phần còn lại xử Nguyễn Đức Chung và đồng phạm chỉ là hình thức cho nên họ mới áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ. Thế là xong.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Liên Hiệp Quốc chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam, sách nhiễu người dân

>>> Nguyễn Đức Chung đánh cắp tại liệu bí mật như thế nào?

>>> Đại hội 13: Đảng đổi màu – quan chức thừa cơ trốn chạy

Tranh ghế Bộ Chính trị – Bộ trưởng Hùng đòi “cắt luôn” Facebook tại Việt Nam

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023