Công bố bất ngờ – Thủy Tiên uy tín gấp 70 lần Mặt trận

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=8wy693V3jn0

Về việc cứu hộ 26 người mất tích từ 2 chiếc tàu cá Bình định bị chìm khi chạy đi tránh bão, các báo đưa tin là máy bay tìm kiếm nhưng không phát hiện được mục tiêu.

Trước đó Mạng xã hội có tin đồn rằng đã liên lạc được 26 ngư dân, tuy nhiên báo Tuổi trẻ nói rằng đó là tin không chính xác.

Vào buổi trưa và chiều ngày 27-10 đã có tin 26 ngư dân này mất tích nhưng mãi đến 13h37 ngày 28-10, chiếc thủy phi cơ DHC-6 mới bay đi tìm kiếm trong suốt 1 tiếng 30 tuy nhiên không có kết quả.

Bão số 9, tên quốc tế là Molave, đã đổ bộ vào đất liền sáng ngày 28-10 ở các địa phương từ Đà Nẵng đến Phú Yên đã suy yếu thành áp suất nhiệt đới vào chiều ngày 28-10.

Bão đã đi khỏi vùng ven biển và lên phía tây khu vực bắc Tây nguyên, Tây quảng nam, giáp Lào.

Bắt đầu mưa khủng khiếp ở các tỉnh Gia lai, Kontum, Tây Quảng nam và Huế.

Thiệt hại ban đầu cho thấy có 3 người chết, 28 nạn nhân mất tích; hàng chục nghìn căn nhà bị tốc mái; 1,7 triệu nhà bị mất điện; hàng trăm cây xanh bị gãy, ngã và hai chiếc tàu đánh cá bị đắm mất tích.

Trong số hơn 56.000 ngôi nhà bị tốc mái, có trên 53.000 căn ở Quảng Ngãi. Ngoài ra, 1,7 triệu nhà bị mất điện và hàng trăm cây xanh bị gãy, ngã. Thống kê cho thấy bão số 9 đã làm sập 34 nhà: Quảng Ngãi 9, Bình Định 23, Phú Yên 1, Gia Lai 1.

Ở Kontum, một cầu treo ở huyện Kon Rẫy bị cuốn trôi, chia cắt 115 hộ với 680 người thôn 11, xã Đắc Ruồng.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam vào chiều ngày 28 tháng 10 cho biết mực nước lũ trên các sông từ tỉnh Quảng Trị đến Bình Định, Gia Lai, Kon Tum đang lên. Trong thời gian 12 giờ tới lũ trên Sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị có thể lên trên mức báo động 2; lũ Sông Vu Gia ở Quảng Nam và Sông  Trà Khúc, Sông vệ ở Quảng Ngãi trên mức báo động 3.

Đáng lưu ý, đỉnh lũ trên sông Đắkbla (Kon Tum) có thể lên đến 522,5m – trên báo động 3 gần 2 m.

Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở vùng núi và ngập lụt đô thị, vùng trũng ở các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định và phía bắc Tây Nguyên.

Ảnh 1: mái tôn bay, cây cối bị trốc gốc ngã ngổn ngang khắp nơi ở Quảng Ngãi và Đà nẵng trong ngày 28-10 khi bão số 9 đi qua

Lũ cuốn trôi cầu khiến hàng nghìn người dân ở Kon Tum bị cô lập

Tại Gia Lai, bão số 9 làm tốc mái 21 ngôi nhà và nhiều trường học tại các huyện Chư Sê, Ia Hiao, Krông Chro.

Trong khi đó, ở Kon Tum, bão khiến quốc lộ 24 và quốc lộ 26 qua huyện Kon Plông bị ngập nước, các phương tiện không thể lưu thông. Hiện nay xã Măng Cành, huyện Kon Plông với hàng nghìn nhân khẩu đã bị cô lập vì tỉnh lộ 676 ngập sâu.

Lũ lớn cũng xuất hiện tại huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, cuốn trôi cầu sắt nối xã Đắk Pne với trung tâm huyện khiến 1.500 khẩu bị cô lập.

Ông Hoàng Trung Thông, Chủ tịch UBND huyện Đắk Glei, cho biết mưa lớn còn khiến tuyến đường tỉnh lộ 673 và đường Hồ Chí Minh, nhiều điểm sạt lở khiến xã Đắk Plô và Ngọc Linh bị cô lập.

Nhiều tàu ở đảo Lý Sơn bị bão đánh chìm: Sau khi bão số 9 quét qua huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nhiều nhà dân bị sập, tàu thuyền và lồng bè nuôi cá của người dân bị hư hỏng, nhiều tàu bị đánh chìm, gây thiệt hại lớn.

Đường sắt tê liệt: ông Lê Hồng Sơn, Phó giám đốc Chi nhánh vận tải đường sắt Nha Trang (Khánh Hòa), cho biết bão số 9 khiến cây cối ngã vào đường ray, giao thông đường sắt tê liệt.

Thủy điện Quảng Trị xả lũ từ 15h chiều 28/10, trong khi đó theo dự báo sẽ có đợt mưa lớn trên diện rộng ở địa phương này do ảnh hưởng của bão số 9.

Công ty thủy điện Quảng Trị sẽ thực hiện xả lũ từ 15h ngày 28/10. Lưu lượng xả lũ tại thời điểm ban đầu theo thông báo là 40m3/s. Sau đó được điều tiết theo lưu lượng lũ về hồ thực tế.

Ảnh 2: chiếc cầu sắt ở xã Đắc Pne, Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon tum bị cuốn trôi khiến 3 thôn với 1.500 dân bị cô lập

Nhà máy thủy điện Quảng Trị được vận hành bởi Công ty thủy điện Quảng Trị, là thủy điện lớn nhất ở tỉnh Quảng Trị với công suất thiết kế 64MW.

Nguy cơ cao rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, các xã phía tây huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Hải Lăng; sạt lở ven sông suối, taluy đường giao thông, các công trình đang thi công.

Tại vùng đồng bằng, nguy cơ xảy ra ngập úng, ngập lụt vùng thấp trũng các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và huyện Hải Lăng.

Thủy điện Đăk Mi 4 dự kiến xả lũ 11.400m3/s, Quảng Nam, Đà Nẵng đối mặt ngập lụt

Lúc 15h30 chiều nay 28-10, Công ty thủy điện Đăk Mi 4 (Quảng Nam) thông báo điều chỉnh xả lũ lần 2 với lưu lượng dự kiến 11.400 m3/s. Dự báo trong 6-12 giờ tới, lũ trên sông Vu Gia lên báo động 3, vượt mức lịch sử gần nửa mét.

Theo thông báo của Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi, dự kiến lúc 15h30, hồ chứa thủy điện Đăk Mi 4 bắt đầu tăng lưu lượng xả lũ lần 2, dự kiến lưu lượng xả lên đến 11.400m3/s.

Trường hợp thủy điện Đăk Mi 4 xả xuống hạ lưu như dự kiến 11.400m3/s thì trong 6-12 giờ tới, mực nước trên sông Vu Gia tại trạm Ái Nghĩa có khả năng lên mức 11,2m, trên BĐ3: 2,2m; mực nước sẽ vượt mức lũ lịch sử năm 2009 khoảng 0,5m.

Nguy cơ rất cao gây ngập lụt sâu, diện rộng vùng trũng thấp và sạt lở tại các huyện: Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, thành phố Hội An (Quảng Nam), thành phố Đà Nẵng.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất ở mức cấp 4 là mức rủi ro cao nhất.

Ảnh 3: Thủy điện Đăk Mi 4 dự kiến xả lũ 11.400m3/s, Quảng Nam, Đà Nẵng đối mặt ngập lụt

Về chuyện uy tín làm công tác từ thiện cứu trợ dân bị lũ lụt của Ca sỹ Thủy Tiên cùng nguồn tiền ủy thác cho cô tăng cao, Đài Á Châu Tự Do đã thực hiện một cuộc khảo sát trong ba ngày.

Kết quả cho thấy chỉ có 1.3 % số người được hỏi muốn chuyển tiền cứu trợ cho Mặt Trận Tổ Quốc.

Khảo sát của Đài Á Châu Tự Do từ ngày 24-10 đến 27-10-2020 cho câu hỏi “bạn muốn đóng góp tiền cứu trợ nạn nhân lũ lụt cho ai hay tổ chức nào” cho thấy: chỉ có trên 1% số người được hỏi đồng ý chuyển tiền cho Mặt Trận Tổ Quốc, trong khi đó gần 92% số người muốn chuyển tiền cho ca sĩ Thủy Tiên.

Cụ thể, khảo sát của Đài Á Châu Tự Do trên Fanpage diễn ra trong 3 ngày, có 775.031 người tiếp cận với bài đăng, trong đó có tổng cộng 25.761 người đã tham gia khảo sát bằng cách nhấn vào các biểu tượng cảm xúc.

Có 23.261 người được hỏi đồng ý sẽ chuyển tiền cứu trợ người dân miền Trung cho ca sĩ Thủy Tiên, 560 người chọn Youtuber Khương Dừa với tỷ lệ 2.2%.

Đáng chú ý là Hội Chữ thập đỏ, Mặt Trận Tổ Quốc và đài VTV chỉ nhận được lần lượt con số 3.7%, 1.3% và 0.3%.

Một số độc giả bình luận cho biết sẽ chuyển tiền cứu trợ cho người mà họ tin tưởng như các tổ chức tôn giáo ở địa phương để thay mặt họ cứu trợ cho người dân.

Cho đến nay, ca sĩ Thủy Tiên đã nhận được khoảng 150 tỷ Việt Nam đồng để cứu trợ cho người dân, trong khi đó lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc khuyên cô nên chia sẻ số tiền này cho Hội Chữ Thập đỏ hay bản thân Mặt Trận để “dư luận khỏi hoài nghi“.

FB Đỗ Vũ cho rằng: “Cô ấy đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa Nhân dân với MTTQVN mà lúc thường khó nhận ra!”

FB Bùi Phi Hùng đáp lại: “Thì đấy, bài học ăn bớt, ăn chặn, ăn bẩn xưa nay của hàng hàng, lớp lớp cán bộ ở mọi vùng miền, vị trí vẫn nhan nhản đấy; nào là trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật ngay tại Hà Nội, nhà tình thương, trung tâm GD, xã, huyện, tỉnh… ăn chả chừa thứ gì, bất kể tình huống, hoàn cảnh nào…”

FB Hoàng Tám Bùi: thì nói rằng: “Ca sĩ Thủy Tiên có công lớn với dân vùng lũ vì đã huy động được hơn 150 tỉ VND hỗ trợ bà con. Thế nhưng Thủy Tiên còn có công lớn hơn nữa với MT TQ VN là giúp họ nhận ra vị thế của mình trong lòng dân như thế nào?”

Ảnh 4: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát của đài Á Châu Tự do cho câu hỏi “bạn muốn đóng góp tiền cứu trợ nạn nhân lũ lụt cho ai hay tổ chức nào”

Trước nhiều dự báo bão Molave có sức mạnh tương đương bão Damrey 2017, người dân miền Trung đã nín thở, cầu nguyện trước cơn cuồng phong số 9 vừa đổ bộ trưa nay.

Anh Nguyễn Huỳnh Sơn ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nói với BBC sáng 28/10:

Chỉ mong bão nhanh qua, bà con đã chịu quá nhiều đau thương trong một năm nay rồi. Tối qua gia đình tôi trắng đêm chờ bão vì nghe gió rít. Nhiều người ở ven biển, nhà tạm không kiên cố đã làm hầm trú ẩn. Những nhà khác không có điều kiện, họ xây móng nhà rất mỏng manh và thương lợp tôn nên sẽ không trụ nỗi trước cơn bão này. Tôi chỉ mong họ an toàn“.

Trả lời BBC News Tiếng Việt sáng 28/10 từ Quảng Ngãi, anh Phạm Thế cập nhật:

Từ 8h sáng nay, bão đã giảm xuống cấp 12, tuy nhiên tại nhiều nơi, gió mạnh đã quật ngã cây cối, bảng hiệu, thổi bay mái tôn, mái ngói nhà dân. Hiện bão đã vào bờ, mái tôn nhiều nhà bị lật tung như tờ giấy“.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, Chuyên gia dự báo độc lập nhận định bão số 9 cho biết trên Facebook cá nhân Molave là cơn bão rất mạnh khi nó nhận được hầu hết điều kiện thuận lợi để phát triển thành cơn ‘Cuồng Phong’ (typhoon).

Đội Cứu hộ miền Trung đã nhận 2449 cuộc gọi cầu cứu trong lúc bão vào. Đa số các trường hợp đều có nhà đã bị tốc mái cho dù tâm bão chưa vào. Đây là lý do tôi liên tục kêu gọi sơ tán trước bão. Vào thời điểm này ngay cả các đội cứu hộ cũng không thể ra đường“, ông Huy thông tin.

Người dân ở Quảng Nam cho biết suốt đêm qua, cứ 15 phút loa xã, loa thôn lại phát đi bản tin khẩn cấp, có tên “cuồng phong số 9” đủ để thấy sức nghiêm trọng của cơn bão số 9 này.

Trên Facebook cá nhân, nhà báo Kỳ Mai ở Cẩm Thanh, Hội An cập nhật tình hình cho biết ông vẫn an toàn tuy nhiên khu vực nhà ông điện đã cắt, gió vẫn giật mạnh, sóng biển dâng rất cao:

Trục đường Bạch Đằng trên phố cổ Hội An đã ngập nước, dù đêm qua lượng mưa không lớn. Mực nước sông Thu Bồn đã dâng khoảng 50 cm. Và nhiều khả năng sẽ chìm trong bể nước khi biển đã không còn đủ sức bao dung“.

Ảnh 5: tại huyện đảo Lý Sơn, nhiều nhà dân đã bị tốc mái, tôn bay xuống đường, tàu thuyền bị chìm dù đã neo đậu sát bờ.

Anh Nguyễn Huỳnh Sơn ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nói với BBC sáng 28/10:

Hiện gia đình tôi vẫn ổn, mưa to, gió rít mạnh. Khi vô đất liền tâm bão sẽ có lốc xoáy kinh khủng và những vùng gần tâm bão như quê tôi sẽ có gió hướng gió Nam-Bắc, còn Quảng Nam sẽ có hướng ngược lai.

Theo dự báo, khoảng 12h trưa nay bão vào, nó sẽ nghỉ một tí rồi sẽ bứng nhổ tất cả thứ gì nó đi qua và đủ sức! Đây là kinh nghiệm mình có được vì đã và đang sống trong rốn bão!”.

Bão vào buổi đêm thì càng ác liệt. Bão quật khi nước đã thúi đất, cây sẽ bật hết gốc. Hôm qua có những hộ ven biển, nhà tạm không kiên cố phải làm hầm“, anh nói thêm.

Từ Kon Tum, bà Nguyễn Thanh Trang cập nhật với BBC: “Mưa bão rất mạnh, đường phố vắng người qua lại, một số cây cũng bị ngã đổ trên đường. Hết lũ Bắc Trung Bộ giờ lại đến bão Nam Trung Bộ, hiện tại đồng bào Kon Tum đang co ro chống mưa bão“.

Để chuẩn bị chống bão, nhiều người dân đã làm hầm trú ẩn và gia cố mái tôn. Trên mạng xã hội, nhiều người đã chụp lại hình ảnh họ dùng bao cát, túi ni lon chứa nước chặn trên mái nhà. Có người cũng dùng dây thừng, cọc tre và nhiều thiết bị khác để buộc cánh cửa. Một số người đã viết tên của mình lên mái tôn để nếu lỡ bão thổi bay mất có thể tìm lại được.

Ở Đà Nẵng, một số khách sạn, trung tâm thương mại trên các trục đường chính tiến hành chằng chống không chỉ bằng cọc gỗ, thanh sắt, mà còn thuê cả container, xe tải, xe bồn,… để tránh bão đánh sập hệ thống cửa kính.

Nhà báo Nguyễn Đức Hiển viết trên Facebook cá nhân: “Với người dân quê, mỗi tấm tôn cũng là một món đồ giá trị. Biết là sẽ có nhà sập, tôn bay, vẫn cần để che tạm chỗ tránh mưa nắng sau bão mà“.

Sáng nay, bão số 9 áp sát Quảng Nam – Quảng Ngãi với sức gió mạnh nhất 115-135 km/h ở vùng tâm bão gây mưa to và gió giật mạnh.

Trên Facebook, nhiều người đăng dòng trạng thái: “Mong trời đất nhẹ tay!” để cầu chúc cho đồng bào ở rốn bão.

Bác sĩ Cao Xuân Minh chia sẻ: “Cầu mong bão giảm cấp cực nhanh khi tiếp bờ. Sợ nhất bà con vùng ven biển, nôn nóng hư hại tài sản, vật nuôi nhào ra khi đang tâm bão lặng gió để rồi dính hồi mã thương bão ngược gió trở lại”.

Nhà báo Kỳ Mai chia sẻ trên Facebook: “Đêm qua lại một đêm không ngủ. Anh Oa hàng xóm đã đưa cha và gia đình đi sơ tán chiều qua. Vườn không nhà trống, căn nhà cấp 4 siêu vẹo, không biết có chịu nổi hết ngày nay. Lòng trắc ẩn đâu sợ bão giông. Nhưng, giông bão xin hãy nhẹ tay, đồng bào Miền Trung đang còn nhiều người… trú ẩn trong hầm!”, nhà báo Kỳ Mai viết.

Nhiều người dân ở Quảng Ngãi, đặc biệt là người già đã được sơ tán vào các cơ sở như trường học, nhà văn hóa để lánh bão.

Nhà báo kể rằng người dân ở quê ông đang giúp đỡ lẫn nhau. Ông cũng cho hai vợ chồng cùng con nhỏ sang trú chân lánh nạn: “Lòng trắc ẩn đâu sợ bão giông. Nhưng, giông bão xin hãy nhẹ tay, đồng bào Miền Trung đang còn nhiều người… trú ẩn trong hầm!”, ông viết.

Ảnh 6: nhà tốc mái, tôn bay khắp nơi sau bão ở Quảng Ngãi

Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Quan chức Đảng ăn tiền – Thủy điện xối nước dìm dân

>>> Vượt cuồng phong – Thủy Tiên mang tiền tới cứu miền Trung

>>> Cuồng phong “hủy diệt” số 9 lao thẳng vào vào miền trung

Vượt cuồng phong – Thủy Tiên mang tải tiền tới cứu miền Trung

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT