Thảm án Đồng Tâm làm “nhọ mặt” quan chức Đảng

Tổ chức ân xá quốc tế vừa lên án Chính phủ Việt nam thảm sát người dân ở Đồng Tâm, góp thêm vào hồ sơ vi phạm nhân quyền vốn đã quá dày của Việt Nam. Trong thông cáo hôm 16/01/2020, tổ chức ân xá quốc tế lên án Việt Nam tăng cường trấn áp với các vụ bắt người và kiểm duyệt mạng xã hội, nhằm dập tắt những tranh luận về vụ tranh chấp đất đẫm máu tại làng Đồng Tâm.

Thông cáo cho biết trong tuần qua đã có ba nhà đấu tranh bị bắt vì đăng lên mạng xã hội những thông tin về vụ Đồng Tâm, và khoảng mấy chục người sử dụng Facebook bị hạn chế đăng bài.
Ông Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực của Ân Xá Quốc Tế nhấn mạnh : « Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook ngày càng trở thành vũ khí của Việt Nam để chống lại những ai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa. Đây là việc vi phạm tự do ngôn luận, và rõ ràng là mưu toan dập tắt những tiếng nói bất đồng ».

Ân xá quốc tế nhắc lại, vào lúc bốn giờ sáng ngày 09/01/2020, công an mở chiến dịch huy động hàng ngàn người tiến vào làng Đồng Tâm, khu vực từ nhiều năm qua dân làng vẫn phản đối việc giao đất cho tập đoàn viễn thông Viettel của quân đội.

Ân xá quốc tế tỏ ra lo ngại cho tình cảnh các dân làng đang bị giam, đòi hỏi chính quyền Việt Nam khẩn cấp giảm đi tình trạng những người tù bị tra tấn, ngược đãi, biệt giam. Đồng thời « phải làm rõ những gì đã xảy ra hôm 9/1, đặc biệt là về cáo buộc đánh đập một phụ nữ lớn tuổi. Bất kỳ ai bị nghi là dùng đến bạo lực, dù là công an hay dân Đồng Tâm, đều phải được đưa ra trước công lý ».

Tình hình Đồng Tâm luôn được cư dân mạng Việt Nam chú ý vì dân làng thường xuyên cập nhật lên Facebook. Hôm 13/1, một video cho thấy bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình tố cáo đã bị công an đánh đập để ép cung.

Facebook của nhà hoạt động trẻ Trịnh Bá Tư, đã bị khóa chia sẻ những tin có thể gây nguy hiểm cho nhà cầm quyền tại Hà Nội)

Việc đội quân dư luận viên 10 ngàn người được đưa huy động hoạt động hết cỡ, để gây nhiễu, đe dọa cũng như báo cáo tài khoản người dùng VN trên mạng XH là vấn đề đáng lo ngại
Facebook của nhà hoạt động trẻ Trịnh Bá Tư, đã bị khóa chia sẻ những tin có thể gây nguy hiểm cho nhà cầm quyền tại Hà Nội
Ân xá quốc tế cảnh báo về việc chính quyền tăng cường trấn áp trên mạng xã hội sau sự kiện Đồng Tâm. Nhiều người dùng Facebook nhận được thông báo là tài khoản của mình bị hạn chế, không tương tác được với những người khác, chứng tỏ lực lượng dư luận viên – được cho là có khoảng 10.000 người – đã được huy động hùng hậu để ngăn chặn những thông tin bất lợi cho Chính phủ.
Thông cáo nhắc đến một bài viết trên tờ Hà Nội Mới ngày 11/1, hoan nghênh Google và YouTube đã nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu của chính quyền sau vụ Đồng Tâm, nhưng chỉ trích Facebook “phản ứng chậm chạp, quan liêu”. Ông Nicholas Bequelin nhấn mạnh : “Silicon Valley không thể trở thành đồng lõa” trong việc làm cho cư dân mạng Việt Nam bị mù thông tin các vụ vi phạm nhân quyền.

Vào hồi cuối năm 2019, Bản Báo cáo Thế giới của Tổ chức theo dõi nhân quyền HRW trình bày tình hình nhân quyền tại 100 quốc gia trong năm qua, phần nói về Việt Nam, ông Brad Adams, giám đốc Ban Á châu của tổ chức này nói :
“2019 là một năm tàn khốc đối với các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam khẳng định rằng người dân Việt Nam được hưởng quyền tự do ngôn luận, nhưng “quyền tự do” này biến mất khi được sử dụng để kêu gọi dân chủ hay chỉ trích đảng Cộng Sản cầm quyền.
Báo cáo của Tổ chức theo dõi nhân quyền ghi nhận: “Nhà nước độc đảng hạn chế gắt gao mọi quyền chính trị và dân sự cơ bản, và cấm mọi hoạt động bị đảng Cộng Sản cầm quyền coi là mối nguy đối với độc quyền lãnh đạo của họ. Đặc biệt là các nhà hoạt động và blogger vẫn bị theo dõi, cấm đi lại, hành hung, thẩm vấn và bắt giữ, bị các tòa án kết tội và tuyên án bản án tù nhiều năm.”

Công an Việt Nam bắt facebooker Chương May Mắn do anh viết bài về vụ Đồng Tâm. Đây là một vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn nhất.

Theo thông tin từ công an quận Ninh Kiều, người bị bắt tên là Chung Hoàng Chương, 43 tuổi, bị bắt giữ về hành vi bị quy kết là “lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đăng tải trên mạng xã hội nhiều bài viết và hình ảnh có nội dung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Nhà nước”.
Sự thật là facebook này không viết chuyện gì gây ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước Việt Nam cả vì facebook anh rất nhỏ chỉ trên 2.000 follow mà thôi. Status của anh viết theo kiểu hài hước nhưng không chỉ đích danh, đại ý là anh nói có một trận chiến vừa diễn ra có một người hy sinh và ba con chó bị chết. Chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng anh bị bắt.

Dân biểu liên bang Úc Chris Hayes, thuộc đảng Lao động, hôm 16/1/2020 cũng đã lên tiếng về vụ Đồng Tâm và cái chết của ông Lê Đình Kính.
Trong một tuyên bố, ông Hayes, dân biểu liên bang đại diện khu vực bầu cử Fowler, tiểu bang New South Wales, đã điểm lại thông tin về vụ đụng độ giữa những người dân làng giữ đất và cảnh sát xảy ra tại Đồng Tâm dẫn đến cái chết của ông Lê Đình Kình và ba cảnh sát.
“Tôi được tin ông Lê Đình Kình bị giết trong cuộc tấn công có chọn lọc nhắm vào tư gia của ông. Đã 84 tuổi, ông Kình là nhà hoạt động tích cực, đại diện cho dân làng trong cuộc ̣đối đầu với vụ tịch thu đất mà chính quyền thực hiện. Tôi được biết ông Kình bị tử vọng trong cái chết bạo lực, và con ông, cháu ông bị bắt giữ ở những nơi không rõ,” thư của ông Hayes viết.
Theo ông Hayes, trước tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng “trở nên tồi tệ hơn” với sự đàn áp của nhà chức trách thì chính phủ Úc phải lên tiếng.
Chúng ta đã chứng kiến việc những người dám lên tiếng phản đối chính quyền Việt Nam bị áp những bản án nặng nề về tội xâm phạm an ninh quốc gia qua những phiên tòa bất công, mà trong nhiều trường hợp, không được tiếp cận với luật sư. Nghiêm trọng hơn nữa, những người này bị chính quyền cho vào tù với điều kiện giam giữ và bị đối xử rất tồi tệ.
Nhà cầm quyền Việt Nam cho thấy, họ không tôn trọng pháp luật mà tìm cách đàn áp, bỏ tù và trục xuất những người vốn chỉ lên tiếng ủng hộ cho những quyền con người căn bản, gồm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo và quyền bình đẳng trước pháp luật“.

Bà Virginie Battu-Henriksson, người phát ngôn của Liên minh châu Âu về Quan hệ đối ngoại và Chính sách An ninh, cho biết: “Vào ngày 9/1, Đại sứ EU tại Việt Nam Aliberti đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ của Việt Nam, bày tỏ quan ngại và dè dặt trước việc xử lý tình huống của lực lượng an ninh”.
Bà Battu-Henriksson cũng nói rằng:”Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng”.
Bà Battu-Henriksson cho biết là vụ việc này sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới.
“Liên minh châu Âu kỳ vọng nhà chức trách Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào.”
Phái đoàn EU tiếp tục theo dõi tình hình và đã yêu cầu có một cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Công an của Việt Nam”, bà Battu-Henriksson khẳng định.

Đảng và NN VN vẫn luôn rêu rao trong 75 năm qua, là một nhà nước “do dân và vì dân”, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Vụ thảm sát Đồng Tâm đã cho thấy, Đảng sẵn sàng bảo vệ sự độc tài cai trị, tham nhũng của mình đã chĩa súng vào đầu nhân dân bóp cò.

Trung Nam từ Đà nẵng -Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023