Vì sao Phan Văn Giang cũng không cứu nổi Tổng Trọng?

Sau khi hạ đo ván cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, đánh bật ông Thưởng ra khỏi chiếc ghế Chủ tịch nước; Bộ Trưởng Tô Lâm công khai quay mũi tấn công sang Vương Đình Huệ – Chủ tịch Quốc hội, mà không cần dấu diếm.

Mục tiêu cao nhất của ông Tô Lâm lúc này là, phải quật ngã hết những đối thủ đang “ngáng đường” tiến tới chiếc ghế Tổng Bí thư tại Đại hội 14, của Tô Lâm, bất kể cả Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ là những nhân vật thân cận nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nói một các khác, Tô Lâm đã công khai tuyên chiến với Tổng Trọng – người trước đây ít lâu còn nắm giữ quyền lực tuyệt đối trong Đảng, người được mệnh danh là, “cho lãnh đạo nào được sống thì còn sống, không cho sống thì không được phép bị thương”.

Theo giới phân tích, Tô Lâm hiện nay có quyền lực vô đối, ngoài vai trò Bộ Công an, phe của Tô Lâm còn có sự tiếp sức của một nhân vật “bí ẩn” đứng đằng sau hậu trường. Người đó không ai khác, chính là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, mà Tô Lâm từng là Thư ký riêng. Đồng thời, Tướng Hưởng cũng là cánh tay phải của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Không phải ngẫu nhiên, bà Hồ Thu Hồng – cựu Tổng Biên tập báo Thể thao thành phố Hồ Chí Minh, được cho là “người tình” của Tướng Hưởng, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ, mới đây đã viết trên trang cá nhân, nhận định về cuộc chiến quyền lực hiện nay, đã “hé lộ” rằng, “mới hết khúc prelude [dạo đầu], chính thức bắt đầu chương 1 “cùi không sợ lở” của bản giao hưởng mang tên “ván bài lật ngửa”’.

Theo giới quan sát, những nhận định vừa kể có thể là tín hiệu từ phe chủ chiến, tức phe của Tô Lâm, đưa ra thông điệp cảnh báo, việc hạ bệ các nhân vật “Tứ trụ” quyền lực nhất của Đảng cũng chỉ mới bắt đầu mà thôi. Còn một khi, “chính thức bắt đầu chương 1 “cùi không sợ lở”, của bản giao hưởng mang tên “ván bài lật ngửa”’, thì đến như Tổng Trọng cũng khó mà được an toàn.

Theo giới quan sát, một trong những lý do buộc Tô Lâm và phe cánh phải gia tăng sức ép, buộc Tổng Trọng sớm rời bỏ chính trường để nghỉ hưu, vì có nhiều dấu hiệu cho thấy, ông Trọng đang tìm cách câu giờ, để chuẩn bị kế hoạch ngồi lại ghế Tổng nhiệm kỳ thứ 4.

Trong bài viết, “Ứng viên số 1 chức Tổng bí thư, Vương Đình Huệ sẽ dừng cuộc chơi?” của tác giả Lê Văn Đoành, đăng trên trang Tiếng Dân, khẳng định, Huệ Vương đã giơ cờ trắng xin hàng. Và, “Nguyễn Phú Trọng hiện đang ôm đầu. Chiến dịch “đốt lò”, “không có bất kỳ vùng cấm” của ông Trọng đã cho “hổ” Tô Lâm quyền năng vô đối. Giờ ông Trọng bó tay, chịu trận. Các đồ đệ do ông dìu dắt, giới thiệu, bồi dưỡng, lần lượt biến thành “củi tươi”, bê bối và rơi rụng”.

Tuy nhiên, theo giới thạo tin, đó là một đánh giá chưa chính xác. Theo đó, vụ Huệ Vương làm đơn xin từ chức chỉ là một đòn hỏa mù, xuất phát từ Bộ Công an, với mục đích “khuếch trương thanh thế”. Trên thực tế, phe Tổng Trọng cũng như Huệ Vương, đang co cụm phòng ngự, chứ không buông súng đầu hàng sớm, như đồn đoán.

Không những thế, phe Nghệ An của Vương Đình Huệ, với sự cầm đầu của Phan Đình Trạc Trưởng ban Nội chính Trung ương, đang nỗ lực cầu cứu Trung Nam Hải, để gây sức ép buộc Tô Đại tướng phải ngưng cuộc chiến, và chịu ngồi vào bàn thương lượng.

Đáng chú ý, tác giả Lê Văn Đoành đã đưa ra một thông tin: “Ông Trọng học tập Trung Quốc để duy trì sự cai trị của Đảng Cộng sản, nhưng ông quên rằng, Tập Cận Bình không bao giờ chia ghế uỷ viên Bộ Chính trị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an, chứ đừng nói gì đến các vị trí chóp bu trong Thường vụ Bộ Chính trị”.

Sự sai lầm đó của Tổng Trọng đã khiến cho Tô Lâm có quyền lực tuyệt đối, để tạo phản.

Theo giới phân tích, lực lượng Công an và Quân đội Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, và sự toàn vẹn của chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, lực lượng “thanh kiếm và lá chắn” thì ra sức tác oai tác quái, và đã “chém cánh tay phải của ngài [tức Tổng Bí thư], còn “lá chắn” thì sao?”.

Câu trả lời là, lực lượng Quân đội của Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang chưa đủ chín để “trấn áp Bộ Công an và Đại tướng Tô Lâm”.

“Có vẻ như, “lá chắn” Thời tướng Giang yếu quá, bởi Tướng Giang vào Bộ Chính trị hơi trễ, nên bị lép vế, khiến tiếng nói của Quân đội không có trọng lượng”.

Đó là lý do, Bộ Công an và Tô Lâm càng ngày càng lộng hành, khuynh loát triều chính, tìm cách trừ khử hết các nhân vật mà Tổng Trọng định đưa lên kế nhiệm.

Sai lầm về công tác nhân sự của Tổng Trọng, khi trao cho kẻ phản trắc mang tên Tô Lâm thanh “thượng phương bảo kiếm”, thì bây giờ không thể trông mong vào Bộ Quốc phòng.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023