Vì sao Tô Đại phải cảnh giác với cáo buộc lãnh đạo C01 nhận 10 tỷ từ Hậu “pháo”?

Công cuộc “đốt lò” hay chống tham nhũng của Tổng Trọng, được phát động sau Đại hội Đảng lần thứ 12 (2016). Đây là một bản sao của Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” do Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình khởi xướng, kể từ năm 2012, ở Trung Quốc.

Do vậy, yếu tố Trung Quốc cũng đóng vai trò lớn trong cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng chính trị Việt Nam. Cả 2 nhân vật chủ chốt hàng đầu, hiện đang “đối kháng”, là Tổng Bí thư Trọng và Bộ trưởng Công an Tô Lâm, từ trước đến nay đều được Bắc Kinh ủng hộ. Tuy nhiên, đến nay, ông Trọng đã tuổi cao sức yếu nên giá trị sử dụng ít đi, khiến ưu thế đang dần nghiêng về ông Tô Lâm.

Ban lãnh đạo Bắc Kinh, từ sau Hội nghị Thành Đô, đã không dấu diếm ý đồ muốn tạo ra tình thế đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, để gây nên tình trạng bất ổn chính trị. Đó là lý do vì sao, gần đây, sự trỗi dậy của Tô Lâm đã trở thành tâm điểm, được giới quan sát và công luận quan tâm.

Trên mạng xã hội của người Việt, đa số đều bất ngờ khi Bộ Công an gián tiếp công bố, lý do cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phải từ chức, liên quan đến vụ việc tham nhũng 64 tỷ đồng từ 12 năm trước. Theo đó, Hậu “Pháo”, đã giao cho ông Đặng Trung Hoành – Chánh Văn phòng Huyện uỷ Mang Thít, Vĩnh Long, 64 tỷ đồng để xây nhà thờ tổ cho ông Võ Văn Thưởng tại quê nhà.

Được biết, Hậu “Pháo” quê huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo giới thạo tin, Hậu “Pháo” là “con nuôi” của cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Ở Việt Nam, trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và quan chức, thì luật “lại quả” là đương nhiên, khi doanh nghiệp trúng thầu. Nhưng việc sau hơn 12 năm, vụ tham nhũng của ông Thưởng bất ngờ bị lôi ra, là điều khá đặc biệt, có khả năng rất cao là có sự chỉ đạo từ Trung Quốc.

Đừng quên, ông Thưởng là nhân vật mà Bắc Kinh không ưa. Trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Thưởng vào tháng 11/2022, trên cương vị Thường trực Ban Bí thư, nhưng Trung Quốc chỉ bố trí cho ông Thưởng “hội đàm trực tuyến với ông Thái Kỳ – Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” mà thôi.

Mới nhất, trên các diễn đàn chính trị, có nguồn thông tin đáng chú ý tiết lộ,Mới đây, một nguồn tin riêng cho biết, Trung tướng Đỗ Văn Hoành – cựu Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (cấp trưởng là Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc), và cũng là cựu Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, đã nhận của Hậu “Pháo” 10 tỷ đồng”.

Theo đó, ông Đỗ Văn Hoành là người cùng quê Vĩnh Phúc, đồng hương của cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Hậu “pháo”. Lập tức, một loạt câu hỏi đã được đặt ra, như: “liệu khi cấp phó của ông Nguyễn Duy Ngọc nhận tiền hối lộ, thì cấp trưởng có dính líu gì hay không?” hay, “Tại sao Bộ trưởng Tô Lâm vẫn chưa đưa vụ này ra ánh sáng?”…

Nhiều ý kiến cho rằng, phải chăng, Tô Lâm sợ đệ tử ruột và cũng là đồng hương Nguyễn Duy Ngọc bị dính phốt. Điều đó cho thấy, thực chất, Tô Lâm cũng chẳng khác gì ông Trọng, chống tham nhũng cũng có vùng cấm, và chỉ đốt đối thủ nhưng chừa lại phe ta.

Thoibao.de chưa thể kiểm chứng tin tức trên.

Tuy nhiên, việc chạy án trong ngành công an là chuyện phổ biến mà ai ai cũng biết. Có những vụ chạy án đình đám, với số tiền lên tới triệu USD gần đây, như vụ: cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca nhận 35 tỷ để chạy án; hay vụ Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn nhận 2,65 triệu USD để chạy án, là những minh chứng.

Công luận thấy rằng, hầu như 100% lãnh đạo các cấp của Đảng đều không trong sạch, chỉ khác nhau ở chỗ bị lộ và chưa bị lộ mà thôi. Nếu ông Tô Lâm có tham vọng với chiếc ghế Tổng Bí thư, thì ông cần dè chừng. Bởi lâu nay, Tổng Trọng được đánh giá là một chính trị gia lão luyện, nhiều “mưu hèn kế bẩn”, đã hạ biết bao nhiêu đối thủ có ý định giành ghế Tổng Bí thư.

Giới thạo tin cho biết, tin tức liên quan đến việc Trung tướng Đỗ Văn Hoành nhận hối lộ từ Hậu “pháo”, số tiền 10 tỷ đồng, được ghi trong sổ sách. Cho nên, nếu đây là chuyện có thật, thì Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc sẽ không khó khăn gì để lôi ra. Và từ việc điều tra Trung tướng Đỗ Văn Hoành, rất có khả năng sẽ bắc cầu sang tới Tô Lâm.

Điều này cho thấy, nếu Tô Lâm muốn buộc Tổng Trọng phải tự nguyện rời chức vụ, do “trách nhiệm chính trị”, thì ông Trọng còn dày dạn kinh nghiệm hơn trong trò chơi này. Hơn thế nữa, ông Trọng có lợi thế với nguyên tắc lãnh đạo “tập thể”, và nghị quyết của Bộ Chính trị tuân theo biểu quyết đa số.

Rõ ràng, đó là những yếu tố bất lợi đối với Tô Lâm. Tuy nhiên, với một sự ủng hộ cao từ Bắc Kinh, thì còn quá sớm để kết luận, giữa Tổng Trọng và Tô Lâm, ai sẽ thắng ai?./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023