Đại án Việt Á và vai trò của Phạm Nhật Vượng vì sao Tô đại cố tình bỏ qua?

Trong những ngày cuối năm 2023, từ ngày 27 đến ngày 29/12/2023, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội đã tiến hành phiên sơ thẩm, xét xử 7 đối tượng liên quan đến vụ nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm test kit COVID-19 của Học Viện Quân Y với Công ty Việt Á.

Tại phiên tòa này, bị cáo Phan Quốc Việt đã tỏ thái độ bình tĩnh, hết sức tự tin. Không chỉ vậy, Phan Quốc Việt nhiều lần khẳng định với Hội đồng Xét xử rằng, ông ta có công trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Những điều này có liên quan đến câu hỏi: “Những ai đang sở hữu 80% cổ phần còn lại của Công ty Việt Á, ngoài sở hữu 20% của Phan Quốc Việt và các cổ đông?”

Theo giới phân tích, chỉ có Cơ quan Điều tra của Bộ Công an và bị cáo Phan Quốc Việt nắm rất rõ nhất câu trả lời. Việc “quả bom” 80% cổ phần Việt Á này sẽ phát nổ bất cứ lúc nào, giữa các phiên tòa xét xử vụ Việt Á trong những ngày tới đây.

Đài Á Châu Tự Do, ngày 8/6/2021, trong bản tin với tiêu đề, “VinGroup góp gần 140 tỷ đồng thành lập Vin Biocare để sản xuất vaccine”. Bản tin cho biết, ngày 8/6/2021, Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Vin Biocare vừa được thành lập, đăng ký sản xuất thuốc, dược liệu và vaccine, với vốn điều lệ 200 tỷ đồng.

Trong đó, Tập đoàn VinGroup là cổ đông lớn nhất, nắm 69% cổ phần, tương đương 138 tỷ đồng. Hai cổ đông còn lại là ông Phan Quốc Việt góp 60 tỷ, và bà Phan Thu Hương [vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng] góp vốn 2 tỷ đồng.

Vin Biocare có trụ sở tại khu đô thị Vinhomes Oceans Park Hà Nội, do bà Mai Hương Nội –Phó Tổng giám đốc VinGroup làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Phan Quốc Việt là Tổng Giám đốc.

Cùng thời điểm đó, nhà báo Kim Văn Chính, cựu giảng viên của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trên trang Facebook cá nhân có đăng một status với tiêu đề, “Vin Biocare – mũi nhọn mới của Vin – sẽ cứu nguy cho đất nước, hay chỉ là màn đánh cược chiến thuật của Vin?”. Trong đó có một thông tin đáng chú ý, đó là:

“Theo tôi có mấy vấn đề sau cần tỉnh táo nhìn nhận:

-Vin Biocare hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học vacxin, là lĩnh vực công nghệ cao – sinh học phân tử, nhưng cạnh tranh rất khốc liệt trên thế giới và mang tính toàn cầu hóa rõ rệt (qua vụ vacxin Covid mọi người thấy rõ). Tuy nhiên, Vin không hề có sự chuẩn bị dài hạn, không có cả nhân sự chủ chốt…”

Có thể lấy thông tin vừa kể của nhà báo Kim Văn Chính, để so sánh với bài phản biện của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cao Thị Bảo Vân, từ góc nhìn chuyên môn về vụ Việt Á.

Tiến sĩ Cao Thị Bảo Vân:

“Còn nghe Phan Quốc Việt tự hào phát minh ra xét nghiệm gộp, tiết kiệm trăm ngàn tỉ cho đất nước. Bạn này nổ như bom thế này, thì cũng hiểu cách bạn ấy quảng bá các sản phẩm của mình.

Sau đó, Việt Á nộp đơn xin vào khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, xin đất và đầu tư khủng để sản xuất test kit. Tình cờ em lại là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt vụ đó.

Hội đồng bao gồm chuyên gia từ các trường, viện bên y tế ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhớ mãi câu hai vị phản biện và các thành viên hỏi đại diện Việt Á “Công nghệ đâu?” Không có công nghệ gì cả ngoài trộn mấy thành phần đó. Tiêu chuẩn tiên quyết được duyệt vào khu Công nghệ cao là phải có công nghệ mới đột phá. Nên Hội đồng nhất trí: Không đạt!”

Điều này, giới quan sát cho rằng, thể hiện rất rõ hơi hướng có sự đứng sau của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đối với dự án của Phan Quốc Việt cũng như Công ty Việt Á.

Được biết, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cao Thị Bảo Vân là người đoạt giải WIPO dành cho nhà sáng chế nữ xuất sắc nhất năm 2007, từng tốt nghiệp Đại học Lomonosov (Liên bang Nga). Bà là chuyên gia chuyên ngành sinh học phân tử, tốt nghiệp Thạc sĩ tại Viện Pasteur Paris. Sau đó, bà tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại Viện này và trường Đại học Paris XI, đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với hạng “tối danh dự”.

Đáng chú ý, ngày 31/7/2021, trước khi Phan Quốc Việt bị bắt khoảng 4 tháng, Vin Biocare đã bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới thay cho ông Phan Quốc Việt, và Công ty Việt Á phải rút toàn bộ cổ phần khỏi Vin Biocare.

Giới quan sát cho rằng, hai vụ việc này tưởng chừng chỉ là ngẫu nhiên, có vẻ chẳng liên quan gì tới nhau. Nhưng việc VinGroup chủ động “cắt đứt” với Phan Quốc Việt là một sự tính toán có chủ ý. Nhờ đó, mối quan hệ giữa Phạm Nhật Vượng và Phan Quốc Việt đã được bỏ qua trong hồ sơ của vụ án Việt Á.

Theo giới thạo tin, vụ Vin Biocare với sự góp mặt của Công ty Việt Á, là cú lừa thế kỷ mà Phan Quốc Việt chỉ là một lính đánh thuê. Điều đó cho thấy, Phạm Nhật Vượng có vai trò không nhỏ trong đại án Việt Á, nhưng vẫn được Bộ Công an hoàn toàn bỏ qua.

Xin được nhắc lại, trong đại án Mobifone mua 95% cổ phần Công ty AVG của ông Phạm Nhật Vũ, em trai Phạm Nhật Vượng, ông Tô Lâm khi đó là Thứ trưởng Bộ Công an, đã từng bị cáo buộc ban hành một văn bản “MẬT” với nội dung cấm các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin về hoạt động chuyển nhượng giữa Mobiphone và AVG, để thương vụ này “thông đồng, bén giọt” làm thiệt hai cho nhà nước khoảng 6.600 tỷ đồng.

Điều kể trên có liên quan gì tới thông tin của Thông tấn xã Việt Nam ngày 9/9/2023. Bản tin này có tiêu đề, “Bộ Công an lý giải hàng trăm tỷ chênh lệch trong kết luận vụ Việt Á”, cho biết:

“Trong kết luận điều tra, Bộ Công an xác định Việt Á hưởng lợi bất chính hơn 1.200 tỷ đồng và chi hơn 106 tỷ đưa hối lộ. Trước đó, cơ quan này cho biết, Việt Á kiếm lãi 4.000 tỷ, chi 800 tỷ để bôi trơn.”

 Trà My – Thoibao.de

2.1.2024

Kasse animation 7.8.2023