Nụ cười “bí hiểm” của Phan Quốc Việt và quả bom “80% cổ phần Việt Á”: Nỗi bất an của Tổng Trọng?

Từ ngày 27 đến 29/12, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 7 người dính líu đến vụ test kit COVID-19, liên quan đến Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.

Đây là vụ án đầu tiên trong đại án Việt Á được đưa ra xét xử, với sự mong đợi của công luận. Theo đó, công luận mong muốn làm sáng tỏ ai là trùm cuối, và 80% cổ phần còn lại của Công ty Việt Á là của ai?

Báo Tiền Phong ngày 27/12 đưa tin, “Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và nhóm cựu sĩ quan Học viện Quân Y hầu tòa”.

Trong 7 người hầu toà, có 4 cựu sĩ quan quân đội và 3 bị cáo dân sự. Bốn cựu sĩ quan quân đội, gồm: Hồ Thanh Sơn – cựu Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân y; Nguyễn Văn Hiệu – cựu Đại tá; Ngô Anh Tuấn – cựu Thiếu tá; Lê Trường Minh – cựu Thiếu tá. Ba bị cáo dân sự, gồm: Trịnh Thanh Hùng – cựu Phó Vụ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ; Phan Quốc Việt – Tổng Giám đốc Công ty Việt Á; và Vũ Đình Hiệp – Phó tổng Giám đốc Việt Á.

Hai bị cáo Hồ Anh Sơn và Trịnh Thanh Hùng bị truy tố với tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Năm bị cáo còn lại bị truy tố về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, khi xảy ra đại dịch Covid-19, Ban Giám đốc Học viện Quân Y đã làm văn bản gửi Bộ Khoa học Công nghệ, đề xuất phát triển bộ kit test Covid-19.

Nhận văn bản đề xuất, ông Trịnh Thanh Hùng thông đồng với ông Phan Quốc Việt và Hồ Anh Sơn, đưa Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á vào tham gia đề tài, trong vai trò phối hợp để sản xuất thử nghiệm 20 ngàn bộ kit test. Rồi sau đó, Công ty Việt Á được cấp phép sản xuất thương mại mặt hàng này. Phan Quốc Việt đã chi cho ông Hồ Anh Sơn 2,4 tỷ đồng và Trịnh Thanh Hùng 350.000 USD. Các bị cáo trong vụ án này đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 18,98 tỷ đồng.

Giới quan sát nhận xét, phiên tòa này đã hé lộ sự thật “chết người”. Đó là, lâu nay, kit test của Việt Á vẫn được coi là sản phẩm nghiên cứu của Học viện Quân Y, từ nguồn ngân sách nhà nước. Nhưng hoá ra lại hoàn toàn là sản phẩm của ông Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á. Chính xác hơn là kết quả nghiên cứu của bà Hồ Thị Thanh Thuỷ – vợ Phan Quốc Việt. Bà Thủy nghiên cứu trên cơ sở tra cứu các tài liệu trên mạng internet.

Đến nay, công luận mới được biết, công trình nghiên cứu tiêu tốn gần 19 tỷ đồng của ngân sách nhà nước, hoàn toàn không đúng như truyền thông nhà nước quảng bá và tuyên truyền.

Tổng Giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt và nhóm nghiên cứu của Học viện Quân Y đã thống nhất, lấy kết quả nghiên cứu của bà Hồ Thị Thanh Thuỷ – vợ Phan Quốc Việt – thế chỗ cho kết quả “nghiên cứu” của Học viện Quân Y.

Đó là bằng chứng cho thấy, Học viện Quân Y đã có hành động lừa dối, để ăn số tiền 18,98 tỷ đồng tỷ của ngân sách nhà nước. Như vậy, Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á có công trong việc nghiên cứu ra sản phẩm kit test. Bởi theo cáo trạng “xác định, bộ kit test do Thủy nghiên cứu, không thuộc về quy trình nghiên cứu của Học viện Quân Y, nhưng vẫn được đánh giá là chất lượng đạt”.

Vụ án này có một tình tiết, đó là, trước khi vụ án được đưa ra xét xử, cựu Thượng tá quân đội, cựu Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân Y Hồ Anh Sơn, bị khởi tố 3 tội danh, gồm “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nhưng cuối cùng, ngày 19/10, Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng chỉ truy tố tội danh duy nhất, là “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với Hồ Anh Sơn. Điều đó cho thấy, cơ quan tư pháp quân đội đã bỏ lọt tội trạng của bị cáo Hồ Anh Sơn.

Nhà báo Thanh Hằng, cựu phóng viên báo Công an Nhân dân, viết trên trang cá nhân cho rằng, việc Việt Á dùng kết quả nghiên cứu của chính mình để sản xuất kit test hàng loạt, thì không thể cho rằng, Việt Á có tội?

Nhà báo Thanh Hằng tiết lộ, “Trước khi tìm đến Học viện Quân Y, Việt đã đến trường Đại học Y Hà Nội đặt vấn đề hợp tác. Nhưng trường này là một “lò” nghiên cứu khoa học nghiêm túc, với quy trình rất chặt chẽ về tài chính, nên Việt đã không hợp tác nữa mà tìm đến Học Viện Quân Y.”

>>> (Hình 03: Hồ Anh Sơn và Phan Quốc Việt trong một cuộc họp về kit test Việt Á)

Đáng chú ý, tại tòa, ống kính của các phóng viên đã chộp được rất nhiều bức ảnh, cho thấy, bị cáo Phan Quốc Việt có không ít những khoảnh khắc cười tươi. Giới báo chí cho rằng, đó là một nụ cười khoái trá, vui vẻ, bất chấp bản án 25 năm sắp bị Tòa chụp xuống đầu.

Điều đó có liên quan gì đến câu hỏi, “Những ai đang sở hữu 80% cổ phần còn lại của Công ty Việt Á, ngoài sở hữu 20% của Phan Quốc Việt mà các cổ đông?”

Như vậy, dù đang trong vai trò bị cáo chính trong vụ Việt Á, song, Phan Quốc Việt vẫn đóng vai trò là người làm chủ cuộc chơi. Nụ cười bí hiểm của Phan Quốc Việt là tín hiệu cho thấy, “quả bom” 80% cổ phần Việt Á sẽ phát nổ bất cứ lúc nào, giữa các phiên tòa xét xử đại án Việt Á./.

Trà My – Thoibao.de

29.12.2023

Kasse animation 7.8.2023