Được cấp 10 vạn tỷ, vì sao Tướng Tô lại tham đất dân? (bài cuối)

Hiện nay, Bộ Công an được Đảng cấp cho nguồn ngân sách rất dồi dào, lên đến gần 100 ngàn tỷ đồng. Để thấy được quy mô của nguồn ngân sách này, thì chúng ta cần có phép so sánh. Ngân sách cấp cho Bộ Y tế chỉ có 7.467 tỷ đồng. Như vậy, ngân sách dành cho Bộ Công an gấp 13,4 lần Bộ Y tế. Nếu so sánh với Bộ Giáo dục thì càng thấy chênh lệch. Ngân sách cho Bộ Giáo dục chỉ có 6.255 tỷ, nghĩa là, ngân sách cho Bộ Công an gấp 16 lần Bộ Giáo dục.

Trong khi ngành y tế thiếu bệnh viện, bệnh viện công gặp tình trạng thiếu thuốc nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài từ năm ngoái đến nay không được cải thiện. Còn tình hình ngành giáo dục thì cũng vô cùng bi đát. Giáo viên bỏ nghề đi xuất khẩu lao động vì lương thấp. Ngay tại Hà Nội, người dân muốn cho con vào lớp 10 trường công phải thức khuya dậy sớm chờ để nộp đơn. Trường công thiếu nghiêm trọng.

Cả y tế và giáo dục đều là những ngành quan trọng đối với xã hội, một ngành lo cho sức khỏe thể chất người dân, còn ngành kia thì lo phát triển về tri thức. Đảng Cộng sản luôn hô khẩu hiệu “Vì lợi ích mười năm trồng cây; Vì lợi ích trăm năm trồng người”, nhưng rồi, họ lại dồn hết tiền cho công an, mà bỏ bê chính sách trồng người.

Y tế và giáo dục thiếu thốn đủ điều, nhưng không được cải thiện, còn công an thì được cấp tiền nhiều đến mức thừa thãi.

Nhưng dù Bộ Công an được cấp tiền thừa thãi như thế, nhưng ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lại cho cướp đất của dân quanh khu vực 44 Yết Kiêu, Hà Nội, để mở rộng trụ sở. Tại sao tiền nhiều mà Bộ Công an vẫn tham? Đấy là câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra và có lẽ cần phải phân tích nguyên do của nó.

Thực ra, để có thể biến tiền nhà nước (mà thực chất là tiền dân đóng thuế) thành tiền túi tư, thì không thể tự tiện cướp trắng được, mà phải vẽ dự án, để có lý do chi tiền. Khi dự án được thực hiện, thì phía chủ đầu tư (tức là Bộ Công an) mới có tiền lại quả từ đơn vị trúng thầu, và từ đó, núi tiền công được khai dòng, rồi rót vào túi riêng. Núi tiền 10 vạn tỷ là con số rất lớn, bất kỳ một quan chức nào cũng rất muốn “gặm nhấm” vào đó, và đó cũng là lý do khiến họ nghĩ ra hết dự án này đến dự án khác, mặc dù những dự án này đều không cần thiết.

Người dân bị Bộ công an cướp đất đang rất bức xúc và đặt vấn đề: Bộ Công an xây dựng Nhà hát tại số 40 phố Hàng Bài thật xa hoa và lãng phí, trong khi đó, Nhà hát lớn, rạp Tháng Tám, rạp Hồng Hà, rạp Đại Nam, Nhà hát Tuổi Trẻ, Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô, đang không sử dụng hết công suất. Tại sao không lấy vị trí xây dựng nhà hát để mở rộng trụ sở, mà nhất quyết phải lấy đất của dân?

Nếu xét ở góc độ vì lợi ích của nhân dân, thì những việc làm của Bộ Công an rất phi lý, bởi nó gây ra tình trạng dân oan, gây ra tình trạng lãng phí lớn.

Tuy nhiên, nếu lấy lòng tham của quan chức để giải thích, thì mọi vấn đề đều sáng tỏ. Nếu lấy đất nhà hát ở số 40 phố Hàng Bài để xây trụ sở, thì Bộ Công an chỉ làm được một dự án. Còn nếu dùng đất ở số 40 Hàng Bài xây nhà hát, đồng thời cướp đất của dân để mở rộng trụ sở 44 Yết Kiêu, thì Bộ Công an có đến 2 dự án.

Hai dự án so với một dự án, thì rõ ràng, quan chức ngành công an được ăn nhiều hơn, được lại quả nhiều hơn. Núi tiền 10 vạn tỷ đang là miếng mồi ngon, do đó, từ cấp Bộ trưởng xuống đến cấp dưới có trách nhiệm liên quan, đều luôn tìm cách hút nó về túi mình.

Ông Nguyễn Phú Trọng đang là Tổng Bí thư và chính ông cũng là người Hà Nội. Tuy nhiên, dân Hà Nội đang kêu gào khản cổ, mà dường như, ông không nghe thấy. Chỉ cần một tiếng nói của ông thì dân không bị cướp, tuy nhiên, đến thời điểm này, ông Trọng không nghe, hoặc có thể tệ hại hơn là ông không muốn nghe.

Ý Nhi – thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023