Dệt may – một trong các ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam đang rơi tự do

Link Video: https://youtu.be/fIbudD-utOk

Ngày 27/10, báo Tuổi Trẻ đưa tin “Không đơn hàng, một công ty dệt may gần 4.000 nhân sự nay còn 37 người”.

Theo đó, trong quý 3/2023, một công ty dệt may từng rất lớn ở Sài Gòn không ghi nhận đơn hàng nào. Khoản doanh thu ít ỏi có được đến từ dịch vụ.

Tuổi Trẻ cho biết, ngành dệt may tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm. Báo cáo tài chính quý 3/2023 của nhiều doanh nghiệp vừa công bố, cho thấy, doanh thu sụt giảm khi vắng bóng đơn hàng.

Garmex Sài Gòn – một doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có tiếng ở Sài Gòn – doanh thu hợp nhất chỉ vỏn vẹn 73 triệu đồng quý 3/2023 – nối dài 5 quý liên tiếp khó khăn.

Tuổi Trẻ dẫn giải trình của bà Nguyễn Minh Hằng – Tổng Giám đốc Garmex Sài Gòn – cho biết “công ty không có đơn hàng“, doanh thu trong quý 3/2023 đến từ dịch vụ. Trong khi đó, giá thuê đất tăng làm tăng chi phí trong kỳ. Garmex Sài Gòn tiếp tục lỗ gần 11 tỉ đồng trong quý 3/2023, xấp xỉ mức năm trước.

Công ty sẽ tiếp tục tiết kiệm chi phí, rà soát tài sản, tìm kiếm cơ hội khai thác hợp lý các mặt bằng hiện có, hoặc thanh lý tài sản không cần dùng“, bà Hằng nói.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, Garmex Sài Gòn đạt doanh thu 8,1 tỉ đồng, giảm 97% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế âm hơn 44 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 6,8 tỉ đồng.

Tại thời điểm 30/9/2023, Garmex Sài Gòn chỉ còn 37 nhân sự, giảm hơn 1.900 người so với cuối năm 2022, và hơn 3.700 người so với cuối 2021.

Tương tự, Tuổi Trẻ cho biết, thu hẹp quy mô đơn hàng, cũng là lý do khiến kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ kém khởi sắc trong quý 3/2023.

Doanh thu của Sợi Thế Kỷ đạt 377 tỉ đồng, giảm gần 27% so với cùng kỳ, còn lợi nhuận sau thuế đạt 16,6 tỉ đồng, “rơi” gần 67% so với cùng kỳ.

Hình: Bài trên báo Tuổi Trẻ

Ban lãnh đạo Sợi Thế Kỷ cho biết, doanh số và giá bán hàng bình quân trong quý 3/2023 thấp hơn so với cùng kỳ, do các khách hàng gián tiếp và trực tiếp thu hẹp quy mô đơn hàng là chính.

Tuổi Trẻ dẫn thêm trường hợp của Công ty cổ phần Dệt may Huế. Báo cáo tài chính quý 3/2023 cho thấy, doanh thu thuần Dệt may Huế đạt gần 386 tỉ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ.

Theo lãnh đạo Dệt may Huế, doanh thu Công ty giảm do nhu cầu mua sắm các sản phẩm dệt may giảm rõ rệt. Các đơn hàng giảm cả về số lượng và đơn giá bán.

Trong khi đó, nhu cầu và giá bán ngành sợi vẫn biến động khó lường và không ổn định, chưa có sự cải thiện. Riêng giá bán sợi giảm tới 28% so với cùng kỳ.

Tuổi Trẻ cho hay, điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh ngành dệt may đến từ kết quả kinh doanh Tổng công ty May 10. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023, doanh thu May 10 đạt 1.139 tỉ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Nhờ tiết kiệm loạt chi phí, lợi nhuận sau thuế May 10 vẫn đạt 31 tỉ đồng, tăng 25%.

Theo ông Thân Đức Việt – Tổng Giám đốc May 10 – Công ty đã tiết kiệm được giá vốn sản xuất, bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp, bán hàng đều giảm so với cùng kỳ đã góp phần tăng lợi nhuận.

Được biết, ngành dệt may từng đứng trong TOP đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm, chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Dệt may cũng là ngành xuất siêu lớn và đứng đầu về sử dụng lao động, thu hút tới khoảng 2 triệu lao động cho tới năm 2022, chiếm 12,5% lao động của cả nước, trước khi khủng hoảng xảy ra,

Xuất khẩu dệt may Việt Nam chiếm 5,2% thị phần toàn cầu, từng đứng thứ 4 trong tốp 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc và đứng thứ 7 xuất khẩu hàng dệt trên thế giới vào năm 2021.

Tình trạng thiếu đơn hàng của ngành dệt may đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế Việt Nam vốn đã có rất nhiều vấn đề.

Hình: Bức tranh ngành dệt may rất ảm đạm

Minh Vũ

>>> Chánh án Tòa tối cao cấm dân nghi ngờ thẩm phán

>>> Luật sư Võ An Đôn và gia đình đã đến Mỹ sau một năm bị cấm xuất cảnh

>>> Tác dụng của những lá phiếu tín nhiệm

>>> Nhiều bệnh nhân tuyệt vọng vì ngành y thiếu thuốc và vật tư y tế

Vụ Ngọc Trinh khiến công an rối như tơ vò

Kasse animation 7.8.2023