Liệu Võ Văn Thưởng có được ghi danh trong “Bảng phong thần” yếu nhân bị Trung Quốc hạ độc?

Truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin, theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã lên đường sang Trung Quốc, dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ ba, được tổ chức tại Bắc Kinh, từ ngày 17 đến ngày 20/10.

Bản tin cho biết, đây là một trong những hoạt động giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp, diễn ra thường xuyên với các hình thức linh hoạt giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nội dung bản tin kể trên, giới quan sát nhận xét là hời hợt, sự kiện này không được phía Việt Nam đánh giá cao.

Các hình ảnh và thông tin của truyền thông Trung Quốc về lễ khai mạc diễn đàn “Một vành đai, Một con đường” vào sáng ngày 17/10, cho thấy, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng được nước chủ nhà Trung Quốc bố trí cho một chỗ đứng không thể “khiêm tốn” hơn.

Cụ thể, ông Võ Văn Thưởng được xếp chỗ đứng ở ngoài rìa (chỉ còn cách một người) bên trái, trong bức hình lễ khai mạc. Điều này đã khiến nhiều người thấy ngao ngán, cảm thán cho rằng, lãnh đạo Việt Nam tham dự diễn đàn “Một vành đai, Một con đường” với tư cách “chầu rìa”, đúng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Đó là lý do, trước chuyến đi của ông Võ Văn Thưởng sang Bắc Kinh lần này, dư luận và mạng xã hội Việt Nam đánh giá, “Chuyến đi chầu Bắc Kinh của Võ Văn Thưởng lần này “lành ít, dữ nhiều”?”

Dư luận dấy lên lo ngại rằng, Võ Văn Thưởng có mang về nước chỉ lệnh gì của Ban lãnh đạo Bắc Kinh, và liệu, Hà Nội có ngày càng lệ thuộc vào “thiên triều” hơn hay không? Bên cạnh đó, nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại rằng, liệu Chủ tịch Võ Văn Thưởng có xảy ra mệnh hệ gì trong chuyến đi Bắc Kinh lần này hay không?

Bởi người ta đối chiếu với thông tin từ Tạp chí Cộng sản ngày 16/5/2017, cho biết, “Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”. Theo đó, “Ngày 15/5, Hội nghị bàn tròn các Nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc”.

Lâu nay, dư luận đã khẳng định chắc chắn rằng, cố Chủ tịch Trần Đại Quang đã dính “bệnh lạ” trong chuyến đi Bắc Kinh, tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường”, được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào năm 2017. Đây là chuyến đi tương tự Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào lúc này.

Bất kể có những ý kiến trước chuyến thăm của Chủ tịch Thưởng, có những nhận định cho rằng: “Võ Văn Thưởng và bộ sậu thăm Trung Quốc là tin không tốt cho Vương Đình Huệ hay Phạm Minh Chính, bởi dấu hiệu này cho thấy, Võ Văn Thưởng mới là người kế nhiệm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, khi Nguyễn Phú Trọng rút lui khỏi chính trường.”

Nhưng suy đoán của số đông cho rằng: “Căn cứ vào thái độ và cách đón tiếp của Tập Cận Bình và Ban lãnh đạo Trung Nam Hải với Võ Văn Thưởng, sẽ biết, kết quả cũng như tương lai của sáng kiến “Vành đai – Con đường”, cũng như chủ trương “Cộng đồng chung vận mệnh” mà Tập Cận Bình bằng mọi cách ép Ban lãnh đạo Hà Nội phải chấp nhận tham gia. Và nếu Võ Văn Thưởng có biểu hiện không OK, thì chuẩn bị về lo chuyện “hậu sự” cũng không quá sớm.”

Trước đây ít lâu, có những thông tin về việc Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ngã bệnh vào cuối tháng 11/2022. Theo đó, trước khi ông Thành ngã bệnh, có 2 sự kiện đáng chú ý:

  1. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 10/2022, đã kết thúc sớm so kế hoạch 1 ngày. Lý do, Bắc Kinh ép Tổng Bí thư Trọng ký Biên bản ghi nhớ “Quy hoạch tuyến đường sắt khổ rộng 1435 Hà Khẩu – Lào Cai -Hải Phòng”.
  2. Một tuần sau, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành sang làm việc tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Sau khi trở về, ông Thành đột ngột đi Nhật Bản để chữa “bệnh lạ”.

Theo đồn đoán của mạng xã hội Trung Quốc vào thời điểm đó, cho rằng, do ông Lê Văn Thành không chịu ký ghi nhận chứng thực Biên bản ghi nhớ đã ký giữa ông Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình, nên mới xảy ra cơ sự.

Xin được nhắc lại ý kiến của nhà văn Phạm Viết Đào – cựu Trưởng phòng Thanh tra của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, viết trên trang Facebook cá nhân cho biết:

“… có 5 yếu nhân [Việt Nam] nghi bị Trung Quốc hạ độc, đó là Lê Đức Anh, Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, Lê Văn Thành, Nguyễn Chí Vịnh… Cả Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang đều có những sự khác thường về sức khỏe sau khi đi thăm Trung Quốc…”

Những điều vừa kể, có lẽ, năm bảy chục năm sau, may ra sự thật mới được bạch hóa./.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023