Trót làm liều, giờ trưởng nam nhà Ba Dũng thừa nhận thất bại

Khi mới lên làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Nguyễn Thanh Nghị đã thể hiện mình là một Bộ trưởng năng động. Tuy nhiên, dường như ông Nghị không biết đến đâu là giới hạn, nên đã “đá lộn sân” sang lĩnh vực thuộc về Bộ Tài chính của ông Hồ Đức Phớc.

Năm 2022 là một năm sóng gió của thị trường trái phiếu với việc bắt giữ các đại gia như Đỗ Anh Dũng của Tân Hoàng Minh; Trương Mỹ Lan của Vạn Thịnh Phát… Có thể nói, thị trường trái phiếu là ung nhọt lớn nhất của thị trường tài chính năm 2022.

Còn nhớ, ngày 14/7/2022, trong cuộc họp với Chính phủ do ông Phạm Minh Chính chủ trì, ông Nguyễn Thanh Nghị đã bồi cho ung nhọt Bộ Tài chính một cú đấm mạnh. Ông Nghị đã đề nghị trước mặt ông Phạm Minh Chính rằng, “phải kiểm soát chặt trái phiếu bất động sản, đặc biệt trái phiếu riêng lẻ”. Lẽ ra, những lời này ông Nghị nên để cho ông Phạm Minh Chính nói, chứ ông Nghị không nên nói vì đó không phải là lĩnh vực ông Nghị chịu trách nhiệm.

Có thể nói, Nguyễn Thanh Nghị là Bộ trưởng năng động nhất so với các vị tiền nhiệm. Hầu hết các bộ trưởng trước lên ngồi ghế mà chẳng ra chính sách gì gây tiếng vang, riêng Nguyễn Thanh Nghị thì lập ngay dự án xây nhà dành cho người có thu nhập thấp. Dự án này rất lớn, lên đến 1 triệu căn nhà.

Nếu ở trong một nhà nước dân chủ, đề cao tính minh bạch và bộ máy trong sạch, thì dự án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội là không khó. Tuy nhiên, với một bộ máy thối nát như nhà nước Cộng sản Việt Nam, thì có thể nói, đây là nhiệm vụ bất khả thi. Những gì nước ngoài làm được thì rất khó để Việt Nam làm được, vì bản chất của nhà nước này là nhà nước tham nhũng. Cho nên, chính sách xây 1 triệu căn nhà xã hội mới bất khả thi.

Có thể nói, đây là canh bạc mạo hiểm của ông Nguyễn Thanh Nghị. Nếu thành công thì ông Nghị sẽ gây được tiếng vang lớn, nhưng rất tiếc, cửa thất bại luôn cao hơn cửa thành công, bởi đặc thù của bộ máy chính quyền này đã gây ra muôn trùng khó khăn.

Dự án được chuẩn bị rất kỹ. Ông Phạm Minh Chính cũng đứng ra chỉ đạo liên ngành, triển khai gói cho vay 120.000 tỷ đồng để kích cầu. Tuy nhiên, vấn đề là gói vay này rất khó đến được với người dân có thu nhập thấp. Trong dịch Covid đã cho thấy, hầu như những gói cứu trợ Chính phủ triển khai đều nghẽn, đến tay người dân không được bao nhiêu. Với bộ máy như vậy thì gói 120.000 tỷ cũng sẽ bị nghẽn là điều hoàn toàn có thể dự đoán được.

Điều khó khăn nhất hiện nay là giá nhà trung bình đã vượt quá xa so với mức thu nhập của người trung lưu. Hiện nay, trung bình người dân Việt Nam phải mất 57 năm lao động mới có thể mua được nhà. Cho nên, nhà 2 tỷ đồng/căn đã gần như tuyệt chủng, vậy thì, xây nhà dưới 1 tỷ đồng/căn làm sao thực hiện được?

Nếu nhà nước trợ giá thì thành phần đầu nậu cũng sẽ tìm mọi cách thâu tóm, để bán lại bằng giá thị trường nhằm kiếm lời lớn. Có thể nói, gần như chẳng có cơ hội nào cho người có nhu cầu thực sự.

Mới đây, trên báo, ông Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận rằng, thủ tục rườm rà, ngân sách chưa bố trí đủ vốn ưu đãi… là những nguyên nhân chính khiến nhà ở xã hội chưa phát triển mạnh, dù nhu cầu của người dân rất cao. Nói đơn giản là, ông Nghị đã thừa nhận những khó khăn của dự án 1 triệu căn nhà ở xã hội, mà ông rất tâm huyết.

Vấn đề của Dự án một triệu căn nhà ở xã hội do ông Nguyễn Thanh Nghị khởi xướng, chúng tôi đã có nhiều bài phân tích và đánh giá, tùy vào từng giai đoạn.

Tuy nhiên, quan niệm của chúng tôi khá rõ ràng về Dự án này, đó là khả năng thất bại rất cao. Bởi những yếu điểm cố hữu trong bộ máy chính quyền Cộng sản, nên không cho phép chính sách này thành công. Ông Nguyễn Thanh Nghị dù có Tây học và lãnh đạo đúng ngành, thì ông cũng bó tay thôi. Cái cách mà bộ máy chính quyền này vận hành bao lâu nay là thế, không thay đổi được.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023