Bong bóng VFS vỡ chỉ sau một ngày

Link Video: https://youtu.be/gXYz-mYZVzY

Ngày 17/8, một bản tin trên một trang tin quốc tế tiếng Việt cho biết, sau ngày đầu tăng mạnh trên thị trường Mỹ, cổ phiếu VinFast giảm sâu trong hai ngày.

Theo đó, sau màn chào sân ấn tượng trong phiên đầu tiên, cổ phiếu của hãng xe hơi điện Việt Nam VinFast đã lập tức lao dốc, đồng nghĩa là thị giá của hãng giảm hàng chục tỷ đô la, đẩy ông Phạm Nhật Vượng, ông chủ VinFast, ra khỏi nhóm 30 người giàu nhất thế giới chỉ sau một ngày.

Bản tin cho biết, kết thúc phiên giao dịch ngày 16/8 trên sàn chứng khoán Nasdaq ở New York, mã cổ phiếu VFS của VinFast đã giảm 19%, từ 37,06 đô la/1 cổ phần xuống còn 30,11 đô la/1 cổ phần. Ở thời điểm 10h45 sáng 17/8, VFS tiếp tục giảm hơn 13% còn 26 đô la/1 cổ phần, theo một trang tin quốc tế tiếng Anh.

Trở lại với ngày 16/8, khi thị trường vừa mở cửa, cổ phiếu VFS đã bị ồ ạt bán ra và giá giảm chỉ còn 25 đô la. Đến cuối phiên giao dịch, giá đã khôi phục được phần nào và tính chung trong cả ngày mức giảm là gần 20%.
Với mức giá cổ phiếu ở thời điểm chốt phiên giao dịch hôm 16/8, giá trị vốn hóa của VinFast đã mất 15 tỷ đô la chỉ sau một ngày, xuống còn 70 tỷ đô la.
Bản tin dẫn nguồn từ báo Tuổi Trẻ cho hay, trong phiên này, chỉ có hơn 2,8 triệu cổ phiếu VFS đã được giao dịch, trong tổng số 2,3 tỷ cổ phiếu VFS được lưu hành. Tập đoàn VinGroup và các doanh nghiệp liên kết hiện nắm hơn 99% cổ phần của VinFast.

Trước đó, trong phiên giao dịch chào sân hôm 15/8 sau khi lên sàn, VFS đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi mở cửa ở mức 22 đô la, tức cao hơn gấp đôi so với mức giá 10 đô la được xác định trong thỏa thuận hợp nhất với công ty Black Spade, và sau đó tăng vọt lên mức 37,06 đô la khi chốt phiên.

Trong cuộc họp báo trực tuyến ngay sau phiên chào sàn ngày 15/8, CEO của VinFast, bà Lê Thị Thu Thủy thừa nhận rằng, bà “bất ngờ” khi cổ phiếu VFS tăng vọt lên 37 USD/1 cổ phiếu ngay trong phiên đầu tiên. Trước đó, theo CEO này, khi đi hỏi các ngân hàng đầu tư, hầu hết đều nói là cổ phiếu sẽ đỏ, tức là VFS sẽ giảm xuống dưới 10 USD/1 cổ phiếu trong phiên đầu tiên, truyền thông trong nước cho hay.

Hình: Bản tin trên VOA Tiếng Việt

Bản tin cho biết thêm, với mức giá cổ phiếu này, có lúc, giá trị vốn hóa của VinFast đã tăng lên hơn 85 tỷ đô la, gấp ba lần so với định giá ban đầu, cao hơn cả những hãng xe hơi danh tiếng của Mỹ như Ford và General Motors, vốn có giá trị vốn hóa lần lượt là 48 và 46 tỷ đô la.
Với giá trị 85 tỷ đô la này, VinFast đã trở thành hãng xe điện có giá trị vốn hóa cao thứ ba thế giới, sau Tesla của Mỹ và BYD của Trung Quốc.

Cổ phiếu VFS có màn ra mắt ấn tượng, bất chấp thành tích kinh doanh không mấy khả quan trên thị trường Mỹ trong nửa đầu năm 2023. VinFast đã phải thu hồi toàn bộ số xe đầu tiên đã bán ra trong lô xe 999 chiếc đầu tiên do lỗi phần mềm. Trong khi đó, việc xây dựng nhà máy đầu tiên ở bang North Carolina đã bị trì hoãn do vướng mắc về thủ tục mãi đến gần đây mới khởi công.

Cổ phiếu VFS tăng đột biến hôm 15/8 đã cộng thêm 39 tỷ đô la vào 44,3 tỷ đô la tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, theo tính toán của một hãng tin quốc tế. Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, với tài sản gần 84 tỷ đô la trên lý thuyết, ông Vượng xếp thứ 16 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, theo Forbes.

Tuy nhiên, ông Vượng không giữ vị trí này được lâu. Sau phiên giao dịch ngày 16/8, tức chỉ sau một ngày, Forbes đã điều chỉnh tài sản ông Vượng xuống còn hơn 44 tỷ đô la, và ông Vượng đã bật ra khỏi nhóm 30 người giàu nhất thế giới.

Đáng chú ý là, mặc dù có hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS được lưu hành, nhưng chỉ có khoảng 4,5 triệu cổ phiếu được tự do giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ. Qua đó cho thấy, tỉ lệ giao dịch của VFS ở mức rất nhỏ.

Thu Phương

>>> Cần cẩn trọng với những khoản vay từ Trung Quốc

>>> Liệu có còn tia hy vọng nào cho Nguyễn Văn Chưởng?

>>> Dù quyết tâm, nhưng liệu Việt Nam có dẫn độ được bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn?

>>> “Tài năng” của Phạm Nhật Vượng

Có bao nhiêu công an là tội phạm?


Kasse animation 7.8.2023