Từ bạo lực Cách mạng sinh ra bạo lực học đường. Giáo dục nát từ đâu?

Học sinh là mầm non của đất nước, là tương lai của xã hội. Tuy nhiên, ngay khi còn cắp sách đến trường, học sinh Việt Nam đã nhiễm thói côn đồ đầy rẫy. Thậm chí, ngay trong trường học cũng tồn tại rất nhiều nhóm “anh chị” choai choai, chuyên bắt nạt bạn cùng trang lứa. Câu chuyện xảy ra án mạng giữa học sinh với nhau không còn là chuyện hiếm.

Nền giáo dục ở các nước tư bản là nền giáo dục nhân bản, giáo dục khai phóng. Từ đó mới tạo ra một xã hội yên bình, ít tội phạm. Chỉ có nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa của Cộng sản mới là nền giáo dục giảng dạy về bạo lực. Cái bạo lực đó được họ gọi là “bạo lực Cách mạng”.

Học sinh đánh nhau

Ngay trong tổ chức của nhà trường cũng là rập khuôn của mô hình Công an trị, với đội ngũ sao đỏ rình mò những khuyết điểm của bạn bè, để hạ điểm thi đua, để tạo áp lực. Ngoài ra, cách hành xử của một bộ phận không ít giáo viên đã dẫn tới nhân cách của học sinh bị bóp méo.

Hồi tháng 3/2023, tại Trường Dân tộc nội trú huyện Minh Hóa, một nam học sinh đã liên tục bị một nhóm nam học sinh khác, dùng thanh gỗ đánh vào lưng và đầu. Video về vụ việc này lan truyền trên các trang mạng xã hội, khiến dư luận bức xúc.

Từ nhiều năm qua, trên mạng xã hội đầy rẫy những hình ảnh học sinh đánh nhau, thậm chí còn lột đồ quay clip, sau đó phát tán trên mạng xã hội, gây bức xúc trong dư luận.

Không chỉ câu chuyện giữa các học sinh với nhau, ngay cả giữa thầy với thầy cũng tẩn nhau đến nỗi một trong hai người phải nhập viện. Tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, từng xảy ra vụ thầy Hiệu trưởng đánh thầy Hiệu phó ngay tại trường tiểu học Ngư Thủy Bắc. Đây là hành vi thiếu chuẩn mực của lãnh đạo nhà trường, vi phạm đạo đức, phẩm chất của người giáo viên, cả hai đều bị xử phạt hành chính và bị kỷ luật cảnh cáo và khiển trách.

Phụ huynh đánh giáo viên

Giáo dục Việt Nam lâm vào vòng luẩn quẩn. Đảng dùng bạo lực cai trị dân, thuyết giảng với học sinh về bạo lực Cách mạng. Sau đó hết lớp này đến lớp khác học sinh nhiễm thói bạo lực. Sau khi ra trường, những người học sinh năm xưa trở thành cha thành mẹ, và lại quay trở lại giáo dục con cái cũng theo tư duy “bạo lực Cách mạng”. Thậm chí, có bậc phụ huynh còn đem cái bạo lực mà họ từng được giáo dục ấy, “trả lại” cho những người thầy.

Hồi cuối tháng 5 vừa qua, một giáo viên trường Trung học Phổ Thông  Lê Duẩn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông, bị phụ huynh hành hung tại nhà riêng. Người bị hành hung là cô giáo Vũ Thị Kim Quy, giáo viên môn ngữ văn của trường. Kẻ tấn công là Lê Mậu Duyên, cũng là một giáo viên. Ông Duyên dạy tại trường Trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long.

Mới đây, ông Trần Văn Vương, sinh năm 1976, cha của học sinh T.V.V., sinh năm 2008, học sinh lớp 9C, trường Trung học cơ sở Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, đã gửi đơn cầu cứu, phản ánh việc con của ông nhiều lần bị đánh tại trường, trong suốt 4 năm học tại trường Trung học cơ sở Hưng Thủy.

Đây chỉ là những vụ điển hình, chứ không phải là tất cả những vụ bạo lực học đường. Bạo lực học đường tại Việt Nam giờ đây rất đáng báo động. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục Đào tạo thì vẫn không có hành động gì để cải thiện hiện trạng. Từ bao nhiêu năm qua, Bộ Giáo Dục với bao con người có bằng cấp này bằng cấp nọ, và họ cũng nhiều lần ra tay cải cách. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là càng cải cách thì ngành giáo dục càng tệ.

Chính những quan chức Cộng sản hiểu hơn ai hết về thực trạng nền giáo dục Việt Nam. Hầu hết các quan chức kiếm đủ tiền thì đưa con mình đi Âu Mỹ học hành, để tránh nền giáo dục độc hại này. Ngành giáo dục Việt Nam lâu nay vẫn thế, vẫn đầy khẩu hiệu bạo lực của Đảng, và đào tạo ra nhiều thế hệ không đủ sức gánh vác đất nước này, chứ nói gì đến việc “sánh vai cùng cường quốc năm châu”.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

 

 

Kasse animation 7.8.2023