Cần bỏ qua ý thức hệ vì lợi ích quốc gia

Link Video: https://youtu.be/LSLAYBvbKEM

Ngày 25/4, RFA Tiếng Việt có bài “Di sản Việt Nam Cộng Hòa: Gia tài quý giá trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam và chủ quyền Biển Đông” của tác giả Quốc Phương.

Theo đó, di sản của Việt Nam Cộng Hòa có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử cận, hiện đại của Việt Nam, đặc biệt có thể phục vụ hữu ích trong công cuộc nghiên cứu khoa học liên ngành, phục vụ đấu tranh về pháp lý, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

RFA dẫn lời Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, nhà nghiên cứu lịch sử pháp lý, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt liên quan hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cho biết:

“Đối với những di sản gì từ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi có thể tiếp nhận được, chúng tôi có thể nói rằng, đó là những cách viết sử, những cách thể hiện quan điểm và những vấn đề về sử học rất bài bản, rất khách quan và rất khoa học, theo đúng tinh thần nhân bản và khai phóng, như chúng tôi đã thừa kế được, trong việc học sử của mình.”

Tiến sĩ Sơn kể về câu chuyện của Giáo sư Phạm Huy Thông, người từng là Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, rằng: “Mỗi lần Giáo sư Thông đi công tác nước ngoài để dự các hội thảo, quyển sách mà ông chọn để mang theo là cuốn “Việt Nam Sử Lược” của sử gia Trần Trọng Kim. Vì đó là cuốn sách viết công bằng và hay nhất, và các sử liệu ở trong đó là khách quan, đầy đủ”.

Đó là cách đánh giá rất cao và rất là xứng đáng đối với tinh thần nghiên cứu sử học, mà những người trí thức trước đó và sau này được tiếp nối dưới giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa, đã để lại cho những người về sau tinh thần nghiên cứu, học thuật khách quan và giữ vững, không để bị ảnh hưởng bởi tính chính trị. Và tôi cho rằng đó là di sản lớn nhất.”

Tiến sĩ Sơn tiếp tục nhận:

“Trong vấn đề nghiên cứu chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông và một số vấn đề nghiên cứu lịch sử mang tầm quốc tế khác, tôi thấy đã có tiếng nói chung…”

Tiến sĩ Sơn cho biết, khi tổ chức những hội thảo quốc tế liên quan vấn đề Biển Đông và tranh chấp chủ quyền, hầu như các học giả Việt Kiều được mời đều về tham dự. Tiến sĩ Sơn cũng từng hợp tác với Giáo sư Tạ Văn Tài, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng… và từng được những cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa ở California hỗ trợ làm phim, cung cấp tư liệu, hình ảnh…

Hình: Bài trên RFA

Tiến sĩ Sơn cho rằng, Việt Nam cần có ưu tiên hợp tác giữa các bên từng ở trong hai chế độ đối nghịch của hai miền của Việt Nam trước 30/4/1975, để hướng tới ưu tiên cho việc hợp tác vì lợi ích chung của quốc gia, mà vượt qua khác biệt ý thức hệ chính trị.

Bày tỏ kỳ vọng của bản thân trong tận dụng, phát huy những di sản của Việt Nam Cộng Hòa cho nghiên cứu sử học nói chung và nghiên cứu phục vụ đấu tranh pháp lý, bảo vệ, gìn giữ và giành lại chủ quyền bị xâm phạm của Việt Nam trên Biển Đông nói riêng, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn nói:

“Trước hết, đối với vấn đề lịch sử Việt Nam nói chung, rồi các vấn đề khác, tôi rất mong muốn tìm những tác phẩm xuất bản dưới thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây mà hay, mà có giá trị, chúng tôi xin phép và muốn tái bản trở lại với sự hợp tác ở trong nước, về lịch sử.”

“Và nếu được in ấn ở Việt Nam cho giới trẻ tiếp thu, thì đó là di sản rất là tốt. Bởi vì sử học hiện nay mang tính định hướng chính trị nhiều quá, cho nên có những vấn đề mà chúng tôi cũng muốn nói, mà nói không được. Nhưng có những tác phẩm đó mà nếu được in lại và phổ biến, thì rất tốt.”

Ông Trần Đức Anh Sơn, người được mệnh danh là “Người săn bản đồ chủ quyền”, năm 2017 thừa nhận, ông thừa kế được nhiều trong nghiên cứu về Biển Đông của mình, từ di sản Việt Nam Cộng Hòa, từ những tác giả như Giáo sư Tạ Văn Tài, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Tiến sĩ Vũ Quang Việt…

Tiến sĩ Sơn cũng cho rằng, Việt Nam nên tập trung vào nghiên cứu khía cạnh pháp lý quốc tế, chọn lọc những tài liệu, bằng chứng đang có, thay vì chỉ tìm sử liệu mang tính một chiều. Và đây là hướng có thể hợp tác với những trí thức rất giỏi của Việt Nam Cộng Hòa đang sống ở hải ngoại, như ông Trương Nhân Tuấn, Luật sư Tạ Văn Tài, hay Tiến sĩ Dương Danh Huy…

Hoàng Anh – thoibao.de

>>> Trần Lưu Quang được chọn “lính đánh hạ”. Kế hoạch hạ Thủ đang dần rõ

>>> Khởi tố nhưng không dám bắt, loại Công an “thỏ đế” nhiều như rươi

>>> Nuốt không trôi nhả ra, đại gia Điếu Cày học bài của Đảng

>>> Gươm trong tay, Thủ tướng không lo chiến chỉ lo “chém gió”

Luật sư nhân quyền lưu ý về nguy cơ tra tấn đối với ông Đường Văn Thái


Kasse animation 7.8.2023