Du lịch Việt Nam – một đi không trở lại

Link Video: https://youtu.be/RdRyi_m58no

Ngày 23/12, trên trang báo điện tử VNexpress có đăng tải một bài viết với tiêu đề “Tôi muốn rời đi ngay khi vừa đến Việt Nam du lịch” của tác giả Crisensean.

Bài báo miêu tả cảm giác khó chịu của tác giả trong một chuyến du lịch Việt Nam cùng gia đình. Theo tác giả, có 2 yếu tố để đánh giá chất lượng của một điểm du lịch, đó là an toàn và vệ sinh. Mà cả 2 yếu tố này, Việt Nam đều rất kém.

Về an ninh, gia đình tác giả đã bị cướp điện thoại, bị móc túi và bị “chặt chém” trong chuyến du lịch Việt Nam. Những việc này làm cho du khách bất bình, không cảm thấy thoải mái, không thể tự nhiên sử dụng điện thoại để chụp hình, quay lại những khoảng khắc mình thích, và thậm chí, không dám gọi điện thoại, nhắn tin với người thân khi ở ngoài đường. Trong khi, chiếc điện thoại không chỉ là phương tiện liên lạc, nó còn lưu trữ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và là bản đồ đi đường.

Hình: Bài báo của tác giả Crisensean trên VNexpress

Về vệ sinh, môi trường ở Việt Nam không sạch sẽ, rác thải khắp nơi và hôi hám. Đường xá, bãi biển ngập rác, vỉa hè đen kịt do không được quét dọn. Mọi thứ đều bẩn thỉu đến mức gia đình tác giả không dám động chạm, ăn uống gì. Tác giả đã du lịch ở nhiều nước châu Âu và châu Á nên có đủ trải nghiệm để so sánh với Việt Nam.

Tương tự như tác giả Crisensean, rất nhiều du khách sau khi đến Việt Nam một lần thì bày tỏ cảm xúc tiêu cực và đã “một đi không trở lại”. Cảm xúc này không chỉ xuất hiện đơn lẻ ở một vài trường hợp, mà nó rất phổ biến, thậm chí đã có rất nhiều những lời chê bai, ta thán về du lịch Việt Nam trên các chuyên trang về du lịch quốc tế.

Đã hơn 30 năm kể từ ngày mở cửa và phát triển du lịch, nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn xung quanh di tích, resort, ngắm cảnh và ăn uống. Dù vậy, những dịch vụ này cũng rất tệ, cũng đem lại những cảm giác tiêu cực cho du khách.

Hình: Bãi biển Nha Trang xinh đẹp nhưng đầy rác

Di tích thì cũ kỹ, xuống cấp, tốc độ trùng tu, phục chế rất chậm. Một vài nơi đã trùng tu thì chất lượng kém và thô, không đạt được độ tinh xảo như nguyên bản. Ví dụ như Đại Nội và một số lăng tẩm ở Huế, những công trình được trùng tu chất lượng rất kém, người không am hiểu cũng nhận ra ngay những vết chạm khắc thô thiển, trầy trụa, chứ không sắc xảo, thanh tao như những nơi còn nguyên bản gốc từ xưa để lại. Các khu nghỉ dưỡng, resort không có dịch vụ gì hấp dẫn, chỉ đơn thuần là ăn, ngủ nghỉ, có thể tắm biển, tắm hồ bơi, hết. Ăn uống thì có nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Trong khi ở các nước, như Hawaii hay Thái Lan, ở các khu du lịch đều có rất nhiều chương trình biểu diễn tạp kỹ, ca nhạc, xiếc, ảo thuật… có các khu shopping sang trọng, lịch sự, có bảo tàng, có sở thú… Ở Việt Nam, du khách được dẫn đến điểm mua sắm như chợ Bến Thành hay chợ Đông Ba thì sợ hết hồn, vì đông đúc, ồn ào và xô bồ, giá cả thì chặt chém, còn có cả ăn xin đeo bám và tệ nạn trộm cắp, móc túi.

Một trong những điểm mạnh của Việt Nam là nhiều đồi núi, sông suối và nhiều bãi biển. Những vị trí này có thể xây dựng các trò chơi mạo hiểm như nhảy dù, lướt song, vượt thác… Nhưng đã 30 năm trôi qua mà ngành du lịch Việt Nam vẫn không thấy đầu tư theo hướng này.

Hình: Toàn cảnh Đại Nội Huế, một điểm di tích được Unesco công nhận là di sản văn hóa, nơi có những công trình trùng tu, phục chế rất thô thiển

Ngoài ra, du khách đến Việt Nam còn gặp phải những phiền toái khi nhập cảnh. Tình trạng lộn xộn ở sân bay dẫn đến thất lạc hành lý hoặc hành lý bị rạch, bị ăn cắp… Nếu không mất đồ thì cũng phải chờ đợi rất lâu mới lấy được hành lý, rồi hải quan gây khó dễ, rồi taxi tranh khách và chặt chém…

Du khách đến Việt Nam chỉ vì tò mò và đến một lần rồi không quay lại nữa. Thị trường du lịch Việt Nam tăng trưởng không bền vững và đang có dấu hiệu suy thoái.

Theo thống kê, sau 11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam chỉ đón 2,7 triệu du khách, chỉ hơn một nửa so với mục tiêu 5 triệu mà ngành du lịch đề ra. Trong khi đó, Thái Lan, Malaysia, Singapore đều đạt hơn 6 triệu lượt khách, riêng Thái Lan đạt đến hơn 10 triệu lượt. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, ngay trong năm 2019 – năm hoàng kim của du lịch Việt Nam, thì tỷ lệ khách nước ngoài trở lại Việt Nam chỉ là 10%, trong khi của Thái Lan là 82%, Singapore là 89%.

Hình: Một bài báo thừa nhận thực trạng du lịch Việt Nam trên Tuổi Trẻ online

Kim Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bị hủy 7 triệu cổ phiếu, cổ đông ASA yêu cầu Ủy ban Chứng khoán phải chịu trách nhiệm

>>> Nguyễn Trọng Nghĩa và giấc mơ Bộ Chính trị chưa thành

>>> Phe Tổng công phe Thủ, sắp có trận “đổ bộ” từ Ban Bí thư sang Chính phủ?

Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, quá khứ tham gia bắt cóc, hiện tại làm “đạo tặc”


Kasse animation 7.8.2023