Đại hội 13 căng thẳng: Ai ngăn chặn việc đề cử Nguyễn Phú Trọng?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=WS7gxJQJShc

Ngày 27/1 báo chí đồng loạt giật tít “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là “nhân sự đặc biệtđược tái cử” và sau đó 30 phút đã đồng loạt rút xuống. Một tín hiệu không mấy tốt đẹp đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Ắt hẳn có người ra tay chặn thông tin này là người có đủ quyền lực để tác động vào ban tuyên giáo ra lệnh rút bài đồng loạt. Có thể đoán rằng, nhân vật này có quyền lực rất lớn trong Bộ Chính Trị.

Nội dung bài báo khá ngắn gọn, chủ yếu là dẫn lời ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam trả lời với báo giới cho biết ông Nguyễn Phú Trọng là “một trong số các nhân sự đặc biệt được giới thiệu” tái cử ở Đại hội 13.

Nội dung thông báo được các tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, VnExpress, Tiền Phong, Zing, Pháp luật TPHCM, Dân Trí, Vietnam Finanace đều đưa tin. Điều đó chứng tỏ thông tin này đã được phía ông Trọng bật đèn xanh cho báo chí đăng. Không có chuyện ai đó dám vượt rào để đăng tin tức bí mật này.

Hầu hết cáo tờ báo lớn đều rút sau 30 phút, nhưng có báo rút chậm hơn như tờ Vietnam Finance đến 12 giờ trưa ngày 27-1 mới rút bài. Có lẽ là tờ báo này nhận mệnh lệnh chậm nhất.

Theo bài viết trên báo Tiền Phong, phóng viên hỏi ông Hầu A Lềnh về trường hợp “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thuộc trường hợp đặc biệt giới thiệu vào Bộ Chính trị khóa XIII?”. Thì ông Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Ủy ban Trung Ương mặt trận tổ quốc Việt Nam nói rằng: “Theo quy định của Điều lệ Đảng, các đồng chí Ủy viên Trung ương tái cử không quá 60 tuổi, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tái cử không quá 65 tuổi, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã hơn 65 tuổi nên là một trong số các nhân sự đặc biệt được giới thiệu.”

Nội dung bài báo đã bị gỡ trên VNexpress

Ai là những người không muốn sự thật này được công bố trước báo chí?

Trước đại họi 13, trong Bộ Chính Trị nổi lên 3 người cùng tranh một chiếc ghế tổng bí thư, đó là Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng. Theo kết quả rò rỉ thì kết thúc hội nghị trung ương 15 thì Nguyễn Phú Trọng là kẻ thắng cuộc và kết quả thông báo sáng ngày 27/1 trùng khớp với những gì mà mạng xã hội đã đồn mấy ngày nay.

Theo Danh mục bí mật nhà nước của Đảng do ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành hồi tháng 11 năm ngoái, thì phương án nhân sự Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội và Thủ tướng, Thường trực ban bí thư thuộc danh mục Tuyệt Mật.

Việc ban hành danh mục tuyệt mật là vừa tạo ra sự bất ngờ cho vở kịch đại hội và cũng là để kéo dài thời gian đấu đá tạo hy vọng cho những người thất bại. Tất nhiên Nguyễn Phú Trọng muốn công bố sớm để nhân dân xem như chuyện mọi chuyện đã ngã ngũ như li nước đã đổ ra ngoài thì không thể hốt lại. Ông Trọng muốn đưa mọi việc trở nên chuyện đã rồi có lợi cho mình. Tuy nhiên về phần ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng có muốn hay không là chuyện khác.

Báo chí nhà nước chỉ làm theo mệnh lệnh. Dù là ông Trần Quốc Vượng, ông Nguyễn Xuân Phúc hay ông Nguyễn Phú Trọng đều là chủ của hệ thống báo chí, tuy nhiên về những tin tức nhạy cảm thì thường đưa tin theo yêu cầu của ông này lại gây phật lòng cho ông kia. Không rõ liệu các tờ báo này có bị xử phạt vì làm lộ bí mật của đảng CSVN hay không. Các tổng biên tập các tờ báo đã lỡ đăng thì ắt họ cũng đang lo ngại lệnh trừng phạt.

Trước khi đại hội đảng 13 diễn ra, nhiều chuyên gia về tình hình Việt Nam đã dự đoán ông Nguyễn Phú Trọng có thể tiếp tục giữ chức Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 liên tiếp.

Tổng thư ký Hội đồng lý luận trung ương đảng Nguyễn Viết Thông ngay sát đại hội 13 đã nói với các báo trong nước rằng, nếu ông Nguyễn Phú Trọng được tái cử nhiệm kỳ 3 là trường hợp “rất đặc biệt” do điều lệ đảng chỉ quy định tổng bí thư chỉ được làm 2 nhiệm kỳ liên tiếp ngoài các giới hạn về tuổi tác và sức khỏe.

Chiêu trò cao tay của Nguyễn Phú Trọng?

Tin về Nguyễn Phú Trọng được đề xuất tái cử đã bị rút. Xem ra quyền lực của ông Phúc hoặc ông Vượng cũng không phải là yếu. Việc báo chí rút bài đã cho thấy cuộc chiến trước đó chưa chắc gì 100% ngã ngũ. Quyền lực gắn liền với tiền bạc nên chẳng đối tượng nào chịu thua khi mà đại hội chưa kết thúc.

Như vậy qua sự kiện này cho thấy, trong nội bộ ĐCS không phải ai cũng phục tùng ông Trọng. Tuy nhiên ông Trọng là người rất giỏi tạo tên tuổi cho mình với công chúng. Việc nhóm lò đốt củi của ông về bản chất là đấu đá nội bộ nhưng ông Trọng đã khéo léo quảng bá nó như là một chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có, và kết quả sự tín nhiệm của ông hơn những người kia rất nhiều. Trong ĐCS, có thể nói ông Nguyễn Phú Trọng là cao thủ trong vấn đề tạo tiếng vang để được tiếp tục hợp thức hóa sự tham quyền cố vị của ông.

Hiện nay trên mạng xuất hiện bài hát có tựa đề Bác ơi xin Bác đừng về, tốp ca nữ trình bày có lời: Lời bài hát có đoạn như sau “Bác ơi xin Bác đừng về, bác làm khóa nữa cho dân được nhờ…Người dân vẫn hằng mong chờ những phường giặc nước phải cho hết vào lò… Dân vẫn cần Bác lắm Bác ơi…Khi nước nhà còn chưa hết long đong, Bác về ai sẽ là người tiên phong“.

Bài hát được dàn dựng video clip khá công phu với hình ảnh của ông Trọng trong các chuyến công du, công tác, gặp gỡ với những lãnh đạo nước ngoài như Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các hoạt động tiếp xúc cử tri, trao đổi với người dân.

Bên cạnh bài hát trên, có thêm bài thơ cùng tên do tác giả Nguyễn Đình Văn sáng tác có đoạn: “Xin Bác vì vận nước nghĩ suy, Bác làm khóa nữa phất cờ cho đất nước mình bay lên!”. Hiện video thể hiện bài thơ này đã thu hút lượng người xem rất đông trên Youtube.

Và với cách PR vô mang màu sắc sùng bái cá nhân này đã gây nên hiệu ứng rất tốt. Cả hai đối thủ Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng không đủ trình để làm nên những chương trình như thế này.

Bài hát ca ngợi ông Trọng được tung lên Youtube

Liệu công việc ngăn chặn công bố đó có thay đổi được gì không?

Khó mà có thay đổi được gì, việc ông Nguyễn Phú Trọng được thừa nhận là tổng bí thư chỉ là thời gian. Tuy nhiên qua đây cho thấy, cuộc chiến giành suất đặc biệt vẫn diễn ra cho đến giờ chót. Những kẻ thua cuộc đã không cam lòng chấp nhận.

Vâng! Cam tâm sao được khi mà người trẻ hơn, khỏe hơn lại bị loại trong khi một ông già bệnh hoạn vẫn bám ghế một cách trái với điều lệ đảng mà chẳng ai làm gì được. Từ đó cho thấy cuộc chiến quyền lực trong ĐCS chưa bao giờ nguội.

Những người thạo tin chính trường Việt Nam cho rằng đương ông Nguyễn Phú Trọng 77 tuổi, người giữ ghế Tổng Bí thư của hai nhiệm kỳ gần nhất  tuy đã hết suất để giữ tổng bí thư, tuy nhiên ông đã được Bộ Chính trị giới thiệu và Trung ương Đảng tại hội nghị 15 thông qua phương án dự kiến cho chức danh Tổng Bí thư khóa 13. Sự sắp xếp này thực chất là những lần ngã giá giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, kẻ thắng người thua chứ chẳng phải vì uy tín nào cả. Với người CS, họ chỉ chấp nhận nhường ghế khi họ thua cuộc hoặc trong thế yếu phải chấp nhận chứ chẳng vì lòng thành mà mời người có uy tín tiếp tục giữ ghế.

Ba người còn lại của ‘tứ trụ’ là ông Nguyễn Xuân Phúc được Trung ương Đảng ở Hội nghị 15 thông qua cho phương án dự kiến vị trí Chủ tịch nước. Tương tự, ông Phạm Minh Chính được Hội nghị thông qua cho phương án dự kiến Thủ tướng, và ông Vương Đình Huệ là Chủ tịch Quốc hội. Tất cả những người này cũng ngã giá với nhau hoặc với nhóm quyền lực khác để có kết quả này chứ không phải vì uy tín mà lên.

Thông thường, khó có sự thay đổi nào ở đại hội, mặc dù nhiều kẻ thua cuộc vẫn muốn vớt vát gì đó để níu kéo những tia hy vọng cuối cùng.

Dù có ngăn chặn báo đưa tin thì 2 suất đặc biệt cho ông Trọng và ông Phúc sẽ không thay đổi?

Liệu tiền lệ “suất đặc biệt” có thành một tiền lệ về sau hay không?

Nhắc đến phương án Tứ Trụ mà Bộ Chính trị của đảng này đề ra, trên BBC ông Poling nhận xét việc để cả hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ở lại thêm, khi đã quá hạn chế tuổi quy định là việc “tự bẻ gãy luật bất thành văn” rằng không ai được “hưởng quyền ở lại miễn quy định tuổi“.

Việc hai ông Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ sẽ đạt tuổi 65 khi vào Đại hội nhiệm kỳ nữa (2026) được ông Greg Poling cho là “sẽ dẫn tới tình trạng Đảng phải tiếp tục chấp nhận các trường hợp đặc biệt nữa, hoặc thay toàn bộ trong năm năm tới“.

Đảng cộng sản điều hành đất nước vốn chẳng theo trật tự pháp luật. Bên trong đảng thì kler mạnh tự tạo những biệt đãi cho riêng mình để thỏa tính tham quyền cố vị. Như vậy đã đến lúc người CS không cần giấu giếm những trò lộng quyền đó trước dân nữa. Đã bao lâu nay ĐCS đã nhồi sọ người dân nên việc hiểu biết luật pháp của dân vẫn còn hạn chế, đã bao lâu nay chính quyền luôn trung thành với mẫu nhà nước công an trị đe dọa thường trực làm người dân sợ hãi thì bây giờ đảng không cần phải ngại ngùng giấu giếm những trò lò lộng quyền như thế.

Cũng giống như trước đây ĐCS phá bỏ phong kiến thì nay họ chẳng khác gì phong kiến. Họ cũng xem thường luật pháp, đặt quyền vua cao hơn luật pháp. Suất đặc biệt nói chung đó chẳng khác nào lệnh vua thời 4.0 này. Đất nước Việt Nam tiến vào thế kỷ 21 với hành trang là một mẫu nhà nước phong kiến trá hình. Trong khi đó những quốc gia quanh đông nam á đã dân chủ một phần thì tại Việt Nam vẫn chìn sâu trong một chế đôh độc tài chẳng khác nào phong kiến với người dân chẳng có một thứ quyền hành nào cả. Đấy là trái đắng mà người dân Việt Nam sẽ phải nuốt trong một thời gian dài nữa.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đại hội 13, ai khiến Nguyễn Phú Trọng lo sợ?

>>> Đại hội 13: Rối bời nhân sự, đường lối và thách thức

>>> Trung Quốc gây áp lực ở Biển Đông – Chiến hạm Mỹ vào khu vực

Biển Đông: Trung Quốc tập trận uy hiếp Việt Nam, thách thức hạm đội Mỹ


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023