1 lính “chết” – Tàu sân bay Mỹ tê liệt sau khi tới Đà Nẵng

https://www.youtube.com/watch?v=PXZSpxS_i00

Tin từ Hải quân Mỹ cho biết một thuỷ thủ tàu USS Theodore Roosevelt bị nhiễm virus Cúm Vũ Hán đã tử vong hôm 13/4 do các biến chứng liên quan đến căn bệnh này, đúng 11 ngày sau khi người chỉ huy con tàu bị sa thải vì lên tiếng quan ngại rằng Hải quân Hoa Kỳ đã làm quá ít để bảo vệ các thuỷ thủ của ông.

Nhìn vào tàu Roosevelt, các quan chức quân sự cấp cao nói rằng họ lo ngại về các tàu chiến và các nhiệm vụ khác.

Tàu USS Theodore Roosevelt đang cập cảng ở đảo Guam trong tình trạng, dịch Cúm Vũ Hán lây lan nhanh trên tàu.
Bác sỹ trên tàu đưa ra cảnh báo khoảng 50 thủy thủ có thể tử vong, theo New York Times và DailyMail. Tuy nhiên cấp trên đã không muốn sơ tán toàn bộ con tàu.

Tàu sân bay này từng ghé thăm cảng Đà nẵng Việt Nam 4 ngày hồi tháng trước từ ngày 5 tới 9-3.
Một điều đáng ngạc nhiên là phía Việt nam nhất là khu vực Đà nẵng không có báo cáo ai bị nhiễm virus Cúm Vũ Hán trong khi có hàng trăm người Việt nam bao gồm các quan chức chính quyền, sỹ quan Hải quân, các nhà báo và người dân tiếp xúc trực tiếp với đoàn thủ thủ này.
Trước đó hồi tháng 2/2020 theo Straitstimes, du thuyền Diamond Princess, nơi bùng phát 712 ca nhiễm virus Cúm Vũ Hán đã có 5 lần ghé qua nhiều cảng ở cả ba miền ở Việt nam để đón khách. Báo Thanh niên cho biết riêng cảng Chân Mây Huế đã có hơn 1.200 hành khách được duyệt nhập cảnh và thực tế có gần 500 hành khách lên bờ hôm 27-1. Tuy nhiên cho đến nay cũng không có ca nhiễm nào xảy ra với người Việt nam được báo cáo.
Cuối tuần qua, bốn thuỷ thủ của tàu Roosevelt đã được đưa vào viện để theo dõi các triệu chứng do virus Cúm Vũ Hán gây ra, Hải quân Mỹ cho biết. Tất cả họ đều trong tình trạng ổn định và không ai cần phải được chăm sóc đặc biệt hay phải dùng đến máy trợ thở.
Người thủy thủ tử vong này, với danh tính không được tiết lộ, ban đầu đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Cúm Vũ Hán hôm 30/3 và được đưa ra khỏi tàu để cùng cách ly với bốn thủy thủ khác tại căn cứ của Hải quân Mỹ ở đảo Guam. Hôm 9/4, thuỷ thủ này đã không phản hồi trong lúc kiểm tra y tế và đã được chuyển đến một phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện địa phương.
Ba tàu sân bay khác – Ronald Reagan, Carl Vinson và Nimitz – đã có các thủy thủ dương tính với virus, và Hải quân đang gấp rút giải quyết các trường hợp của họ.

Cái chết hôm 13-4 là ca tử vong đầu tiên của đoàn thuỷ thủ với khoảng 4.860 người, trong đó có 585 người đã xét nghiệm dương tính với virus Cúm Vũ Hán tính tới ngày 13-4.

Hơn 4.000 thuỷ thủ đã được chuyển lên bờ. Một số thuỷ thủ được giữ lại trên con tàu khổng lồ này để theo dõi các lò phản ứng hạt nhân và các hệ thống nhạy cảm khác.
Tàu Roosevelt gặp khủng hoảng về virus Cúm Vũ Hán đến nỗi người chỉ huy dân sự của Hải quân Mỹ, Thomas Modly, đã sa thải chỉ huy của con tày này hôm 2/4. Tuy nhiên, năm ngày sau đó, ông Modly đã từ chức sau khi đáp máy bay lên tàu và đưa ra một bài phát biểu, trong đó ông Modly xúc phạm người chỉ huy – Đại tá Brett E. Crozier, và chỉ trích các thuỷ thủ vì đã ủng hộ ông Crozier.
Tổng thống Donald Trump ban đầu chỉ trích Đại tá Crozier vì đã viết một bức tâm thư – trong đó miêu tả tình hình đen tối trên tàu và khẩn khoản cấp trên sơ tán phần lớn các thủy thủ để cách ly trước khi dịch bệnh vuột tầm kiểm soát – nhưng sau đó nói rằng ông không muốn sự nghiệp của ông Crozier bị hủy hoại chỉ vì một sai lầm.
Ông Trump, tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 4/4, đã trách cứ Đại tá Crozier vì cho thuỷ thủ lên bờ khi ghé thăm Việt Nam khiến họ bị lây nhiễm virus.
Bản thân Đại tá Crozier cũng bị nhiễm Cúm Vũ Hán.
Tàu sân bay Mỹ thăm cảng Đà Nẵng từ 5 đến 9 tháng 3, và tại thời điểm đó Việt Nam chỉ có 16 trường hợp nhiễm Cúm Vũ Hán, mà đa phần ở các tỉnh phía bắc.
Đô đốc Robert Burke của Hải quân Mỹ đang tiến hành một cuộc điều tra về sự bùng phát dịch virus Cúm Vũ Hán trên tàu Roosevelt và các sự kiện liên quan trên đó, và kết quả có thể sẽ được đưa ra trong tuần này.

Nguyên nhân các thủy thủ trên tàu nhiễm virus có thể là do chuyến thăm 4 ngày tại cảng Đà nẵng, Việt nam. Một số thủy thủ đã lưu trú tại khách sạn Vanda, nơi sau đó phát hiện 2 bệnh nhân người Anh nhiễm Cúm Vũ hán đi cùng chuyến bay VN0054 với nữ bệnh nhân số 17 và ông Tiến sỹ Giáo sư phó chủ tịch hội đồng lý luận Trung ương Đảng cộng sản Việt nam Nguyễn Quang Thuấn. Sự kiện phát hiện hai bệnh nhân số 17 và 21 đã ghi dấu sự bùng phát số lượng ca lây nhiễm ở Việt nam cho đến nay.

Ảnh: Các thủy thủ tàu USS Theodore Roosevelt đã ở tại Khách sạn Vanda Đà nẵng khoảng ngày 8-3

Tàu neo đậu ngoài khơi và đưa các thủy thủ vào cảng bằng những chiếc thuyền nhỏ. Họ ở khách sạn mà đã có 2 người Anh dương tính, theo New York Times.
Vào ngày thứ tư và ngày cuối cùng ở Đà Nẵng, sau khi hàng chục thủy thủ đã dành ít nhất một đêm tại một khách sạn nơi hai người quốc tịch Anh xét nghiệm dương tính với virus, thuyền trưởng tàu Roosevelt đã ra lệnh cho một số thuyền viên quay trở lại tàu vì sợ họ có thể bị phơi nhiễm. Những người đã ở lại khách sạn ngay lập tức bị cô lập, theo New York Times.
Ngay sau khi nhận tin, tàu Roosevelt đã ra lệnh cho các thủy thủ quay lại tàu vì sợ họ bị phơi nhiễm. Những người quay lại tàu ngay lập tức bị cách ly. Tàu Roosevelt quay lại biển và các thủy thủ trên được theo dõi chặt chẽ trong 14 ngày. Trong 14 ngày đó, máy bay từ Nhật Bản và Philippines đã đến tàu để tiếp nhu yếu phẩm.
Sau đó sáng 24/3 họ nhận được mã “River City” có nghĩa giảm các phương thức liên lạc, hầu hết thủy thủ không được truy cập Internet hay gọi điện.
3 thủy thủ ở bộ phận lò phản ứng hạt nhân trên tàu dương tính với Cúm Vũ Hán và được đưa đến bệnh viện Hải quân ở đảo Guam. Hai ngày sau, ngày 26/3, tàu Roosevelt cũng cập cảng ở đảo Guam. Toàn bộ thủy thủ bắt đầu được xét nghiệm.
Đã có một cuộc tranh luận giữa hạm trưởng Crozier và cấp trên của ông, Chuẩn Đô đốc Stuart P. Baker. Các chỉ huy cấp cao của Hải quân, bao gồm cả ông Modly, cũng nghe về chuyện này ở Washington.

Mặc dù ông Crozier muốn sơ tán gần như toàn bộ thủy thủ đoàn để tiến hành xét nghiệm, cách ly và khử trùng tàu nhưng Chuẩn Đô đốc Baker phản đối. Ông rằng các biện pháp ít quyết liệt hơn vẫn bảo vệ được thủy thủ đoàn và giữ cho tàu Roosevelt hoạt động.

Ông Crozier bị ám ảnh với những gì đã xảy ra trên tàu Diamond Princess. Du thuyền có 2.600 hành khách trong các cabin khác nhau. Hơn 700 người trên tàu này đã dương tính với Cúm Vũ Hán và 8 người tử vong.
Tình hình trên tàu của Crozier có khả năng tồi tệ hơn nhiều: gần 5.000 thủy thủ ngủ chung trong không gian chật hẹp. Tám thủy thủ dương tính Cúm Vũ Hán có triệu chứng nghiêm trọng đã được sơ tán đến bệnh viện của Hải quân ở đảo Guam, theo New York Times.
Ngày 30/3, sau bốn ngày bị cấp trên từ chối, hạm trưởng Crozier quyết định soạn một email. “Các thủy thủ không cần phải chết”, ông Crozier viết trong bức thư gửi 20 quan chức Hải quân khu vực Thái Bình Dương để yêu cầu giúp đỡ.
Là người tốt nghiệp Học viện Hải quân với gần 30 năm phục vụ trong quân đội, ông Crozier biết rằng email này có thể sẽ kết thúc sự nghiệp của ông, bạn bè ông cho biết. Quân đội Mỹ đánh giá cao hệ thống cấp bậc của mình và theo đó ông Crozier đáng lẽ nên tiếp tục thúc đẩy cấp trên hành động.
Ông Crozier đưa email cho một số sĩ quan cao cấp nhất trên tàu. Họ nói với ông họ cũng muốn ký tên vào email. Tuy nhiên, thuyền trưởng Crozier không cho họ làm điều đó vì lo cho sự nghiệp của họ.

Lá thư của thuyền trưởng Crozier đã đánh thẳng vào lập luận mọi thứ đang nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền.

Bức thư trên sau đó được lan truyền nhanh chóng trên các tờ báo lớn và khiến ông Modly nổi giận. Ông Modly sau đó quyết định sa thải hạm trưởng Crozier.
Khi ông Crozier rời khỏi con tàu lần cuối, hàng trăm thủy thủ đã tập trung lại và cổ vũ ông. Các đoạn video quay lại cảnh này được lan truyền rộng rãi trên mạng.
Điều này, theo các quan chức Hải quân, làm ông Modly tức giận. Hành động tiếp theo của ông Modly làm các quan chức Lầu Năm Góc choáng váng và khiến các thủy thủ trên tàu phản ứng dữ dội hơn nữa.
Ông Modly đã bắt chuyến bay tốn 240 ngàn Đô la – đến đảo Guam. Khi hạ cánh, ông đã lên tàu Roosevelt và thực hiện một bài phát biểu dài 15 phút mắng mỏ các thủy thủ đã ủng hộ ông Crozier.
Ông Modly nói ông Crozier “quá ngây thơ hay quá ngu ngốc” để chỉ huy tàu sân bay. Ông cũng nói các thủy thủ không bao giờ nên tin vào truyền thông và đổ lỗi cho Trung Quốc gây ra virus. Chưa đầy 30 phút sau, ông lên máy bay và biến mất.
Bài phát biểu này nhanh chóng lan truyền rộng rãi trên mạng. Các quan chức Hải quân ngập trong các cuộc gọi của phóng viên. Ông Modly còn làm mọi việc tệ hơn bằng cách tuyên bố: “Tôi giữ nguyên mọi lời tôi nói”.

Đến lúc này, các nhà lập pháp và giới chức quân sự đã kêu gọi sa thải ông Modly.

Bộ trưởng Quốc phòng Mark T. Esper nói với ông Modly rằng ông ấy sẽ phải xin lỗi. Sau đó, ông Esper cũng chấp nhận đơn từ chức của ông Modly. Ảnh: New York Times.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã gọi cho ông Modly và nói “ông phải xin lỗi”, các quan chức Bộ Quốc phòng nói với New York Times.
Bảy giờ sau khi tuyên bố giữ nguyên lời nói của mình, ông Modly phải rút lại chúng. “Tôi không nghĩ thuyền trưởng Brett Crozier ngây thơ hay ngu ngốc”, ông Modly nói.
Tuy nhiên, ông Modly không tránh được hậu quả. Ngày hôm sau, ông Modly đã gọi cho ông Esper xin từ chức.
Về phần ông Crozier, ông vẫn đang ở một mình và chống chọi lại Cúm Vũ Hán trong khu dành cho khách ở căn cứ trên đảo Guam. 584 thủy thủ trên tàu Roosevelt dương tính với virus cũng đang cách ly trên đảo Guam cùng với gần 4.000 thủy thủ được đưa ra khỏi tàu. Một thủy thủ nhiễm virus phải vào phòng chăm sóc đặc biệt trên đảo.
Các quan chức Hải quân cho biết tàu Roosevelt có thể được khử trùng và sẵn sàng tiếp tục hoạt động tại Thái Bình Dương trong tháng này. Hơn 345.000 người cũng đã ký một bản kiến ​​nghị trực tuyến để phục chức cho ông Crozier.
Nhìn vào tàu Roosevelt, các quan chức quân sự cấp cao nói rằng họ lo ngại về các tàu chiến và các nhiệm vụ khác.
Từ góc nhìn của tôi, không nên nghĩ rằng vấn đề của tàu Roosevelt chỉ xảy ra một lần”, tướng John Hyten, phó chủ tịch của Tham mưu trưởng liên quân, cho biết hôm 9/4.
Nước Mỹ, với vai trò quan trọng hàng đầu khi cùng các nước đồng minh và đối tác quan trọng trên thế giới ủng hộ tự do hàng hải, tự do hàng không theo các công ước quốc tế đã được ký kết.
Việc thủy thủ tàu sân bay Mỹ đã hy sinh sau khi tàu ghé thăm Đà Nẵng do đại dịch viêm phổi Vũ Hán từ Trung Quóc tràn sang là một điều đáng suy nghĩ.
Việt Nam, mà cụ thể và Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam với sự điều hành của trung tướng Phạm Ngọc Hùng cần đề phòng và cảnh giác cao độ hơn nữa trước các âm mưu và thủ đoạn mà Hoa Nam tình báo cục của Trung Quốc có thể gây ra, họ sẽ bằng mọi cách phá hoại sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong thời gian tới.

Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

https://www.youtube.com/watch?v=zs5MIBiuNvQ
https://www.youtube.com/watch?v=n1B1T_YqFuY
https://www.youtube.com/watch?v=g3mud6dC-nE
Kasse animation 7.8.2023