Truyền thông quốc tế đưa tin: Việt Nam xiết chặt việc kiểm soát Internet

Đài phát thanh Nước Đức 24 phát bản tin về Luật An Ninh Mạng của Việt Nam xiết chặt việc kiểm soát Internet

Kể từ ngày 01/01/2019, Luật an ninh mạng, một đạo luật mới bắt buộc những công ty điều hành mạnh xã hội phải xóa những nội dung mà theo quan điểm của chính phủ cộng sản là đi ngược với lợi ích của nhà nước. Những công ty như Google và Facebook phải cung cấp dữ liệu của người sử dụng nếu được yêu cầu.

Bộ Công an ở Hà Nội ra thông báo cho biết, những quy định mới này nhằm chống lại những người thông qua Internet để xúi giục bạo lực và nổi loạn. Theo một bài báo của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, khoảng 70% trong số 92 triệu dân ở Việt Nam sử dụng Internet. Khoảng 53 triệu người tích cực sử dụng các mạng xã hội.

„Mô hình chuyên chế“

Tổ chức „Phóng viên không biên giới“ gọi đạo luật này là một „Mô hình chuyên chế để kiểm soát thông tin“. Tổ chức này xếp Việt Nam ở vị trí thứ 175 trên 180 quốc gia trong danh sách tự do báo chí.

Theo các số liệu của „Phóng viên không biên giới“, hiện nay có 25 người tích cực hoạt động trực tuyến hoặc được gọi là nhà báo công dân đang bị giam giữ ở đất nước Đông Nam Á này. Thêm vào đó, các bài viết trên Internet của các Blogger sống lưu vong bị chính phủ cộng sản kiểm duyệt, bị xóa hoặc tài khoản bị khóa.

Tổ chức „Theo dõi nhân quyền“ chỉ trích rằng đạo luật này cho phép Bộ Công an Việt Nam kiểm soát chặt chẽ hơn những người phê phán. Trong bài báo của „Đài Tiếng nói Hoa Kỳ“, Blogger Nguyễn Lân Thắng tuyên bố, đạo luật này đe dọa tự do báo chí và chắc chắn được sử dụng để tăng thêm quyền lực cho công an.

Đạo luật này bắt buộc các tập đoàn Internet trong vòng 12 tháng phải mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Phản ứng với đạo luật mới này, Facebook tuyên bố sẽ bảo đảm sự an toàn cho những người sử dụng. Phát biểu với hãng tin AFP, tập đoàn này tuyên bố, nội dung chỉ bị xóa, nếu nó trái với tiêu chuẩn của Facebook.

Blogger sống lưu vong

Trong những năm qua, ngày càng có nhiều Blogger bị bắt giữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong tháng 10, nữ Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã được trả tự do, với điều kiện phải rời khỏi đất nước. Hiện nay, chị đang sống lưu vong ở Mỹ. Tháng 10/2016 chị đã bị bắt và kết án 10 năm tù, vì bị cáo buộc phỉ báng chính phủ cộng sản. Chị chủ yếu viết về quyền con người và bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm được giao chủ trì, soạn thảo Luật An ninh mạng.

Lê Anh – Thoibao.de

Nguồn: Đài phát thanh Nước Đức http://bit.ly/2TsJGIq


 


>> Bộ trưởng Nội vụ Seehofer tuyên bố xiết chặt luật tị nạn tại Đức

>> ĐỂ CỨU NGUY DÂN TỘC, ĐÃ ĐẾN LÚC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦN SAN BỚT QUYỀN LỰC CHO NHÂN DÂN

>> Đức: Một trẻ em người Việt bị mất tích – Cảnh sát đề nghị hỗ trợ tìm kiếm 

>> Quy hoạch cán bộ: Ngăn đường bít cửa nhân tài! 

>> MỸ RÚT KHỎI SYRIA LÀM VỠ KẾ HOẠCH “VÀNH ĐAI CON ĐƯỜNG” CỦA TRUNG QUỐC TẠI TRUNG ĐÔNG 

>> Bài phát biểu đầu năm 2019 của Thủ tướng Đức bà Angela Merkel 

>> Nhiều người Việt Nam vô gia cư phải ngủ trên vỉa hè, co ro chống chọi cái rét khốc liệt

>> NHỮNG NGƯỜI CON CÁCH MẠNG: PHONG TRÀO PHẢN KHÁNG MỚI TẠI VIỆT NAM

>> Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink đến thăm Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chùa Từ Hiếu thành phố Huế

>> ĐẠI SỨ EU VÀ ĐẠI SỨ CÁC NƯỚC CHÂU ÂU GẶP GỠ VỚI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ LUẬT AN NINH MẠNG

>> Cử trị là gì qua lời Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ 

>> Cảnh sát Đức sẽ bắt giam ngay những người có lệnh trục xuất, bao gồm cả người Việt Nam

>> Đức: Bắt giữ ba kẻ tình nghi khủng bố sau khi phát hiện súng AK và đạn