Bị tước binh quyền, Tô vẫn cố tỏ ra nguy hiểm. Bài học Trần Đại Quang!

Ngày 22/5, ông Tô Lâm nhậm chức Chủ tịch nước. Cũng trong buổi sáng cùng ngày, ông bị Phạm Minh Chính tước binh quyền. Như vậy là, ông Tô Lâm đã không còn là Bộ trưởng Bộ Công an từ ngày 22/5.

Chiều ngày 24/5, Quốc hội thảo luận tổ về Dự thảo Luật Quản lý vũ khí và vật liệu nổ sửa đổi. Dự thảo bổ sung “dao có tính sát thương cao” vào nhóm vũ khí thô sơ. Ông Tô Lâm đã có phát biểu trước Quốc hội, theo cách như ông vẫn còn là Bộ trưởng Bộ Công an. Ông nói:

“Hiện nay, phần lớn các vụ gây rối trật tự hoặc cố ý gây thương tích, đều có hung khí là dao. Trong khi đó, pháp luật chưa có thiết chế quản lý chặt chẽ, nên xử lý rất khó. Dao có vai trò quan trọng phục vụ đời sống dân sinh, nhưng có trường hợp, đi hàng chục người, xe nào cũng mang dao, mã tấu để trong cốp, có loại hàn để cán dài ra, thì không thể nói là, tôi đi phục vụ sản xuất được.”

Ngay sau khi ông Tô Lâm bị “tước binh quyền”, ông Phạm Minh Chính đã ra quyết định phân công ông Trần Quốc Tỏ – Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, điều hành Bộ này từ ngày 22/5, đồng thời, ông Tỏ cũng là Đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp Quốc hội này, đáng lẽ ra, ông Tỏ mới là người thay mặt Bộ Công an phát biểu về Dự thảo Luật Quản lý vũ khí và vật liệu nổ sửa đổi mới đúng, nhưng tại sao, ông Tô Lâm lại giành lấy phần việc của ông Trần Quốc Tỏ?

Chẳng phải, đây là hành động tiếm quyền của ông Trần Quốc Tỏ hay sao? Nếu đã bị tước binh quyền, mà vẫn cố giành lấy quyền phát ngôn, thì ai đảm bảo rằng, Tô Lâm không tiếm quyền điều hành Bộ Công an?

Tuy đã mất chức Bộ trưởng, nhưng có lẽ, trong nhận thức, Tô Lâm cho rằng, ông vẫn còn là Bộ trưởng Công an, như khi hùng dũng tung đòn đánh tan tác Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai. Hay Tô Lâm chỉ đang cố tỏ ra nguy hiểm, trước các đối thủ lớn của ông trong Tứ trụ.

Trước đây, khi ông Lê Đức Anh giữ chức Chủ tịch nước, cũng không hề kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tuy nhiên, tiếng nói của ông Lê Đức Anh thời đó rất uy quyền. Ông là người ủng hộ và góp phần đưa ông Nguyễn Tấn Dũng lên ghế Thủ tướng, cũng như là nhân vật mà Nguyễn Tấn Dũng đã dựa hơi trong suốt một thời gian dài. Nguyên nhân là những chân rết mà ông cài cắm trong Bộ  phòng rất mạnh, nên tiếng nói của ông trên chính trường rất có trọng lượng. Vị trí Chủ tịch nước của ông lúc đó rất có quyền lực ngầm, mặc dù, theo Hiến pháp, ghế này chỉ mang tính lễ nghi chứ không mấy thực quyền.

Hiện nay, rất nhiều phe phái đang muốn “bẻ nanh” Tô Lâm, để họ có thể kê cao gối mà ngủ, trong đó có Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính. Hai người này không muốn Tô Lâm nắm trong tay thứ quyền lực ngầm khuynh đảo chính trường, như ông Lê Đức Anh trước đây. Nếu để Tô Lâm nắm giữ được quyền lực ngầm, thì mối nguy còn lớn hơn cả Lê Đức Anh. Bởi mức độ thù hận giữa các “đồng chí” trong Tứ trụ và Bộ Chính trị đã sâu đậm hơn trước đây rất nhiều. Thời nay là thời mà các “đồng chí” ở nhóm chóp bu, thuốc nhau không hề run tay.

Với bộ khung mà Tô Lâm đã gầy dựng suốt 8 năm qua, ông hoàn toàn có thể ngồi ở ghế Chủ tịch nước, mà điều khiển sang Bộ Công an, vứt bỏ vai trò của Trần Quốc Tỏ sang một bên. Tại Bộ Công an vẫn còn Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, cùng với 13 tướng tá mà ông Tô Lâm đã bố trí, thì rất khó để ngăn chặn các chỉ thị ngầm của Tô Lâm.

Chuyện bẻ nanh Tô Lâm tại Quốc hội của Phạm Minh Chính chỉ mới là bước đầu. Nếu không quyết liệt dọn sạch tàn dư của Tô Lâm tại Bộ Công an, thì rất có khả năng, Tổng Bí thư sẽ mất khả năng kiểm soát Bộ Công an.

Như vậy, bài toán hiện nay của ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính là, nếu muốn loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Tô Lâm tại Bộ Công an, thì, hoặc là cho Tô Lâm đi gặp Trần Đại Quang, hoặc xóa sạch vây cánh của Tô Lâm ở Bộ Công an. Chỉ có thế, 2 người này mới kê cao gối ngủ được.

 

Trần Chương – Thoibao.de