Mở rộng dân chủ để giải quyết được vấn đề nhân sự

Ngày 26/3, trang Facebook cá nhân của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu có bài bình luận “Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự”.

Theo tác giả, thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác, có khả năng tiêu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Tác giả nhận xét, không phải bây giờ ông Võ Văn Thưởng mới vi phạm khuyết điểm, mà là bây giờ mới phát hiện ra ông Võ Văn Thưởng vi phạm khuyết điểm. Chứng tỏ rằng, công tác nhân sự các khoá XI, XII, XIII, đều để lọt những người không đạt tiêu chuẩn vào Bộ Chính trị.

Tương tự, ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Hoàng Thị Thuý Lan và các uỷ viên Trung ương khác cũng như vậy. Không phải bây giờ họ mới mắc khuyết điểm, mà bây giờ mới phát hiện ra.

Vậy, câu hỏi hiển nhiên là AI CHƯA BỊ PHÁT HIỆN?

Nhưng, tác giả cho hay, tham nhũng có muôn hình vạn trạng, dễ thấy nhất là tham nhũng quyền lực, tham nhũng tiền bạc, tham nhũng tình ái.

Cho nên, thay cho câu hỏi AI CHƯA BỊ PHÁT HIỆN? thì nên đặt câu hỏi AI KHÔNG THAM NHŨNG? sẽ dễ tìm ra câu trả lời hơn.

Tác giả nhận định, có ai có thể chỉ ra một cái tên cụ thể cho câu hỏi trên? Nếu bạn không chỉ ra được một cái tên, thì câu trả lời đã rõ. Bởi đi tìm NGƯỜI KHÔNG THAM NHŨNG vô cùng khó khăn, nếu không nói là KHÔNG KHẢ THI.

Tác giả dẫn nhận xét của Giáo sư Hoàng Tụy về cách làm nhân sự của Đảng. Rằng, lãnh đạo tự chọn người kế tiếp để đưa ra bầu, thì không tránh được suy thoái nhanh chóng. Theo Giáo sư, số ít không bao quát bằng số đông. Số ít dễ bị tác động, còn số đông thì khó bị mua chuộc.

Tác giả tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy phải làm cách nào?

Và tác giả đưa ra 6 đề xuất:

  1. Cần thêm các biện pháp khác có khả năng loại trừ tận gốc phần lớn nạn tham nhũng. Trong số đó, quan trọng bậc nhất là cải cách thể chế, cải cách phương thức quản lý nhà nước.
  2. Thay đổi phương thức tuyển chọn nhân sự.
  1. Số ít nắm quyền làm nhân sự, dù tài giỏi đến đâu, cũng không nhìn bao quát hết, vừa không đại diện cho số đông, vừa dễ bị tác động tiêu cực. Cách làm nhân sự này không chỉ dẫn đến tình trạng lãnh đạo thế hệ sau không bằng lãnh đạo thế hệ trước, mà nguy hiểm hơn, là bảo vệ và duy trì quyền lực, dẫn đến nguy cơ làm gia tăng tham nhũng quyền lực.
  2. Biện pháp thuyên chuyển cán bộ cần cải tổ lại, tránh hình thức và lãng phí. Việc thuyên chuyển cán bộ hiện nay do từ trên đưa xuống, nếu có thăm dò ý kiến thì cũng mang tính hình thức, cuối cùng là không hiệu quả. Trong việc thuyên chuyển cán bộ, cần đề cao vai trò của địa phương nhận nhân sự. Địa phương nhận nhân sự cần có tiếng nói quyết định, thì nhân sự mới có chất lượng, hữu ích cho địa phương.
  3. Đoàn Thanh niên và các đoàn thể khác không đối mặt với các tình huống khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc” hay “một mất một còn”, nên không thể hiện được tài năng của lãnh đạo. Thực tiễn cho thấy, các cán bộ cấp cao thăng tiến từ con đường Đoàn thể, chẳng những không có năng lực, mà còn vi phạm khuyết điểm với tỷ lệ không nhỏ.
  4. Mở rộng dân chủ trong Đảng, để cho số đông lựa chọn nhân sự là phương thức tốt nhất trong công tác nhân sự, được thực tiễn kiểm nghiệm. Đó là con đường duy nhất đúng để tìm ra lãnh đạo có tài, có đức.

Tuy nhiên, tác giả đánh giá, tự nguyện từ bỏ quyền lực là điều vô cùng khó khăn. Nên con đường mở rộng dân chủ đầy gian truân.

Nói đến mở rộng dân chủ trong Đảng cũng là nói đến mở rộng dân chủ trong dân. Dân chủ là mục tiêu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước đây.

Quang Minh – thoibao.de

 

Kasse animation 7.8.2023