Bộ Công thương và EVN bị đánh giá là bê bối nhất năm 2023: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Việc Bộ Công thương bị rất nhiều ý kiến trên mạng xã hội, đánh giá xếp hạng bê bối nhất năm 2023, được dư luận đánh giá là xác đáng.

Theo đó, nhìn lại năm 2023, có nhiều ý kiến về việc xếp hạng mức độ hoàn thành các công việc trọng tâm, của các bộ ngành thuộc Chính phủ. Đánh giá chung thấy rằng, bộ ngành nào cũng nát, nhưng xếp hạng bê bối nhất năm 2023, chắc chắn sẽ thuộc về Bộ Công thương và EVN – một Tập đoàn do Bộ này quản lý.

Đầu tiên, trong năm 2023, Bộ Công thương là một trong những bộ, có nhiều lãnh đạo vướng sai phạm, bị khởi tố bắt giam, cũng như bị kỷ luật nhiều nhất.

Thứ hai, việc để xảy ra tình trạng thiếu điện, cắt điện ở hàng loạt địa phương, vào tháng 5 và 6/2023, đã gây ảnh hưởng rất lớn. Bộ Công thương và EVN đã để tình trạng thiếu điện xảy ra ở hàng loạt các tỉnh phía bắc, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và hoạt động kinh doanh sản xuất.

Chỉ trong vòng 5 tháng của năm 2023, EVN đã hai lần tăng giá điện, với tổng mức tăng là 7,5%. Việc tăng giá không minh bạch, vô tội vạ của EVN và Bộ Công thương, đã làm cho doanh nghiệp và người dân hiện đang khó khăn do suy thoái kinh tế, lại càng khó khăn hơn.

Ngoài ra, việc quản lý và kinh doanh mặt hàng xăng dầu, Bộ Công không chỉ để xảy ra việc nguồn cung xăng dầu bị đứt quãng, mà còn là việc tăng giá tùy tiện. Đó là chưa kể đến chuyện nhiều quan chức nhận hối lộ trong vụ việc xảy ra ở Công ty VietOil mới đây.

Cũng chưa kể đến việc, mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kỳ họp lần thứ 34, đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, xem xét kỷ luật đối với ông Trần Tuấn Anh – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương.

Trước hết, phải kể đến việc, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhà nước lại liên tiếp tăng giá điện, giá xăng dầu, đã khiến đời sống của người dân chật vật hơn.

Quan trọng hơn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN là một doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ triền miên, với hàng loạt các quyết định tăng giá điện tùy tiện và sai trái, mà đều được bỏ qua.

Dư luận cho rằng, có một chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam lâu nay, sử dụng “con ngáo ộp” có tên EVN như một thứ bung xung, với mục đích là trút hết tội vạ cho EVN, kể cả việc tăng giá điện tùy tiện.

Truyền thông nhà nước ngày 9/11 tiết lộ, “đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, doanh thu Tập đoàn này sẽ tăng thêm hơn 3.200 tỷ đồng nhờ tăng giá bán lẻ điện 4,5% từ ngày 9/11.”

Nghĩa là, khi EVN có thêm 3.200 tỷ nhờ tăng giá điện, rồi việc tăng giá điện lại điều chỉnh 3 tháng một lần. Vậy, vì sao EVN vẫn cứ lỗ “triền miên” “bất tận” như vậy?

Giới thạo tin tiết lộ, kẻ đứng sau “giật dây” cho Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, và là tổng chỉ huy của nhóm lợi ích điện lực, không ai khác, chính là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương – ông Trần Tuấn Anh.

Trong giai đoạn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh có nhiều biểu hiện cho thấy, ông này đã bật đèn xanh cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được chủ động quyết định tăng đến 20% giá điện mỗi năm. Đồng thời, thẩm quyền của Bộ Công thương cũng tăng tương ứng, từ chỗ được phép quyết định tăng tối đa 20% mỗi năm, lên đến 40% mỗi năm.

Đó là lý do vì sao, trong nhiều năm qua, tuy EVN kinh doanh lỗ lã triền miên, nhưng thu nhập, lương thưởng và các chế độ đãi ngộ khác của cán bộ nhân viên luôn rất cao. Tất cả các chi phí này được EVN đổ lên giá điện bán cho người tiêu dùng.

Công luận hết sức bức xúc và cho rằng, các đời Bộ trưởng Bộ Công thương trong thời gian gần đây, như ông Trần Tuấn Anh, ông Nguyễn Hồng Diên, đều có những biểu hiện, đã tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích, đặc biệt “nhóm lợi ích điện lực” của ông Trần Tuấn Anh.

Điều đó liên quan gì đến việc mà giới thạo tin cho biết, rằng, nhạc phụ của Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên – ông Trần Văn Sen – một doanh nhân giàu có hàng đầu ở Thái Bình, đã bỏ ra hàng tạ vàng 999,9 để mua ghế Bộ trưởng cho con rể?

Công luận thời gian gần đây đã đặt câu hỏi, “Đến bao giờ Tổng Bí thư mới cho bắt ông trùm “nhóm lợi ích điện lực” Trần Tuấn Anh?”

Việc các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đang đua nhau rút khỏi Việt Nam, là hậu quả về năng lực điều kém cỏi của các quan chức lãnh đạo EVN và Bộ Công thương, gồm cựu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và người đương nhiệm Nguyễn Hồng Diên.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng tiểu ban Nhân sự của Đại hội 12 và Đại hội 13. Khi lựa chọn 2 nhân sự vừa kể, không rõ, ông có ý thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của vị trí Bộ trưởng Bộ Công thương – người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế đất nước hay không?

Hãy xem lại cách chọn lựa cựu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trước đây, cũng như Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hiện nay, liệu có bị chi phối bởi tiền bạc hay không?./.

Trà My – Thoibao.de

25.12.2023

Kasse animation 7.8.2023