Kiếp báo chí “nô bộc”: Cổ Vin rớt thảm, miệng như hến, VFS nhích nhẹ nổ như bom!

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/11 (giờ Mỹ), cổ phiếu VFS của VinFast đạt giá trị 6,99 USD. Đây là lần đầu VFS tăng trở lại, sau nhiều tháng ngụp lặn quanh con số trên dưới 6 USD/cổ phiếu. Chỉ có vậy mà các tờ báo trong nước đồng loạt gáy vang. Tờ VTC News giật tít “Cổ phiếu VinFast tăng mạnh trên sàn Nasdaq, vốn hóa đạt 16,3 tỷ USD”.

Thực tế, cổ phiếu VFS đạt đỉnh vào ngày 28/8, giá mở cửa là 84 USD và giá đóng cửa là 82USD. Trong ngày này, có lúc giá cổ phiếu VFS đạt đỉnh 93 USD. Lúc này, 800 tờ báo của chế độ mở hết công suất, nổ rền vang. Họ lấy giá của 1 cổ phiếu nhân với 2,3 tỷ cổ phiếu, khi đó, vốn hóa của VinFast được đẩy lên cao ngất trời, vượt qua những ông lớn ô tô toàn cầu. Nhưng lúc đó, lượng cổ phiếu VFS lên sàn chỉ là 4,5 triệu cổ phiếu.

Sau khi đạt đỉnh 93 USD/cổ phiếu, thì VFS đã rơi tự do. Đến ngày 7/9, tức là chỉ 10 ngày sau, VFS rớt xuống dưới mức giá phát hành, với 18 USD/cổ phiếu.

Chỉ trong 10 ngày mà VFS mất đến 81% giá trị, lúc đó, báo chí Việt Nam câm như hến. Khi sức khỏe tài chính của VinGroup nói chung và VinFast nói riêng gặp vấn đề, thì y rằng, 800 tờ báo câm họng, như trách nhiệm của một kẻ nô bộc.

Ngày 2/10 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) công bố, bản chào bán hơn 75 triệu cổ phiếu của VinFast ra công chúng có hiệu lực. Tính đến thời điểm này, giá cổ phiếu VFS đã mất đến hơn 90% giá trị, so với ngày mà nó lập đỉnh.

Thời gian đầu, cổ phiếu VFS được giao dịch khoảng 10 đến 20 triệu cổ phiếu mỗi ngày. Lượng cổ phiếu lên sàn chỉ là 4,5 triệu mà lượng giao dịch gấp 4 lần, điều này cho thấy có hiện tượng mua bán xoay vòng liên tục trong 1 ngày, để tạo cơn sốt ảo. Thời điểm lượng cổ phiếu trên sàn còn ít, ai đó tận dụng cơ hội và “chỉ đạo” nhồi nhả liên tục, để giá trương phình lên như bong bóng, tạo điều kiện cho báo chí nô bộc lên đồng.

Sau thời điểm VinFast tung ra thêm 75 triệu cổ phiếu, thì số lượng giao dịch mỗi ngày giảm xuống chỉ còn khoảng từ 5 đến 7 triệu cổ phiếu cổ phiếu. Và từ đây, cổ phiếu VFS của VinFast chủ yếu là rớt giá, chứ ít khi tăng giá. Rớt giá mạnh và tăng giá chỉ là nhích nhẹ mà thôi.

Để cứu cho cổ phiếu khỏi cắm đầu, ngày 20/10, VinFast của ông Vượng đã ký một thỏa thuận với quỹ Yorkville. Theo đó, VinFast có quyền phát hành lên tới 1 tỷ USD cổ phiếu phổ thông VFS cho Yorkville. Đây là thông tin có lợi cho VinFast, bởi nó củng cố niềm tin cho nhà đầu tư. Cho dù Yorkville chưa bỏ ra đồng nào, thì việc tạo niềm tin cho nhà đầu tư cũng là cách chặn đà lao dốc của VFS.

Theo thông tin trên trang web của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ, bản cáo bạch cập nhật mới nhất của VinFast cho biết, tổng số cổ phiếu được giao dịch là 75,7 triệu. Như vậy, VinFast chưa tung thêm cổ phiếu, mà giá của VFS vẫn không tăng mạnh, mặc dù có cam kết tỷ đô với quỹ Yorkville. Xem ra thuốc đặc trị Yorkville vẫn chưa phát huy tác dụng gì nhiều.

Cho đến nay, cổ phiếu VinFast có tăng nhẹ tại một số thời điểm, nhưng vẫn không như kỳ vọng. Báo chí giật tít “Cổ phiếu VinFast tăng mạnh trên sàn Nasdaq”, chỉ là một cách tự sướng mà thôi. Báo chí nô bộc là thế, canh VFS nhích nhẹ là nổ như kho bom.

Thực tế, VinFast đang vắt óc để nghĩ cách tung thêm cổ phiếu, và để giá cổ phiếu đừng cắm đầu. Đây quả là bài toán khó cho ông Phạm Nhật Vượng.

Có lẽ, ông Vượng cũng nên nhớ, báo chí nổ quá có cái lợi ban đầu, nhưng lại là cái hại về lâu về dài. Người dân bị lừa một lần, vài lần, thậm chí là bị lừa nhiều lần, nhưng không thể bị lừa mãi mãi.

Việc VinFast cho báo chí trong nước nổ cũng có ý đồ, tin tốt từ Nasdaq cũng làm cho nhà đầu tư của VinGroup ở Việt Nam hớn hở. Tuy nhiên, sau nhiều lần, người ta thấy báo chí chỉ nổ chứ không trung thực, thì về lâu về dài, chiêu bài này sẽ không còn tác dụng nữa. Bơm tiền cho báo chí chỉ tốn tiền vô ích mà thôi.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023