Hội nghị Trung ương 8 quyết định nhân sự cho tương lai

Link Video: https://youtu.be/wO0ellYTQwU

Ngày 2/10, RFA Tiếng Việt có bài phân tích của tác giả Trần Hiếu Chân, với tựa đề “Trung ương 8 khai mạc: Có dàn xếp được dàn nhân sự cho tương lai?”

Tác giả nhận xét, nội dung chiếm nhiều thời gian trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8, là vấn đề quy hoạch nhân sự cho tương lai.

Tác giả cho biết, một bộ phận dư luận đặt kỳ vọng vào Hội nghị Trung ương 8, vì mấy lẽ sau đây:

Thứ nhất, đây là Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đại hội 13 và 14, tự thân nó mang ý nghĩa chuyển giai đoạn.

Thứ hai, Trung ương 8 khai hội sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”. Phải chăng đây là thời điểm Đảng cần nghĩ đến việc tuyển chọn “dàn” nhân sự, để hiện thực hóa kế hoạch cho tương lai.

Thứ ba, Hội nghị lần này diễn ra vào lúc, lãnh đạo Việt Nam tiệm cận đến điểm tới hạn của ngã ba lịch sử, và họ phải lấy quyết định đưa sự nghiệp phát triển của đất nước đi theo hướng nào trong trật tự quốc tế mới.

Theo tác giả, xu hướng chuẩn bị môi trường để đón các tập đoàn hàng đầu của Mỹ, theo “Bản gợi ý” gồm tám nội dung kinh tế – thương mại – đầu tư, thể hiện phần nào qua chuyến đi công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên đất Mỹ.

Quan hệ Việt – Mỹ đã mở rộng phạm vi hợp tác song phương trên cả 10 lĩnh vực, bổ sung phần quan trọng về phối hợp trong các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Hình: Bài trên RFA

Tác giả dẫn chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định, dù môi trường kinh doanh Việt Nam đã cải thiện rất nhiều, nhưng các nhà đầu tư Hoa Kỳ vẫn e ngại về những rào cản như: pháp lý, đất đai, trình độ lao động và cả tình hình chính trị không ổn định.

Trở ngại lớn nhất của nhà đầu tư Mỹ khi vào Việt Nam, theo ông Hiếu, là những luật lệ của Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến bất động sản. Các doanh nghiệp ái ngại khi luật đất đai chồng chéo, nhiều thủ tục rắc rối. Tất cả những quy định về luật pháp liên quan đến đầu tư thương mại ở Việt Nam cũng cần phải có một sự cải tiến, để có thể làm cho các nhà đầu tư yên tâm về tài sản của họ.

Tác giả cho rằng, Hội nghị Trung ương lần này nên quán triệt tinh thần phát huy nội lực khi xây dựng tầm nhìn về công tác nhân sự. Nội lực ở đây là nội lực của mọi người Việt ở cả trong lẫn ngoài nước…

Khi lãnh đạo Việt Nam công du tại các nước phương Tây, nên cùng với lãnh đạo sở tại, vận động đội ngũ chuyên gia người Việt về giúp nước bằng nhiều hình thức khác nhau, thay vì nhắc lại tư duy quán tính, yêu cầu sở tại hợp tác giảm sự chống đối, thù địch của kiều bào đối với Việt Nam.

Tác giả dẫn ý kiến của ông Lê Thân, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, cho rằng, dù sao kỳ này hy vọng sẽ có cái mới. Chúng ta sẽ thấy nhiều cơ hội hơn cho lớp trẻ có năng lực, có ý chí làm ăn và có tầm nhìn. Tuy nhiên, cánh bảo thủ chưa chịu bó tay. Cho nên vẫn cần sự dàn xếp giữa các khuynh hướng để thỏa hiệp.

Tác giả cũng dẫn quan điểm của Giáo sư Khoa học Không gian Thái Văn Cầu (từ Hoa Kỳ), để một đất nước chuyển từ suy sang thịnh, từ tối sang sáng, là cả một quá trình. Điều này cần thời gian và cần nỗ lực của tất cả những ai quan tâm. Thực tế cho thấy, càng ngày càng có nhiều người sẵn sàng tham gia quá trình này. Nó giúp tăng niềm tin vào tương lai.

Giáo sư Thái Văn Cầu nhấn mạnh: “Kiên trì xây dựng ý thức và thực thi quyền làm người, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội… đã được nêu lên trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Liên Hiệp Quốc năm 1948, và Yêu sách ký tên chung Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919”.

Xuân Hưng

>>> Vì sao Bộ Công an dưới thời Tô Lâm, liên tiếp ra các chính sách móc túi dân?

>>> Trần Tuấn Anh, một “tội đồ” đang ẩn nấp an toàn ngay dưới chân ông Tổng

>>> Xếp hàng mua bánh Trung thu truyền thống có phải là văn hóa của người miền Bắc?

>>> Vì sao Bộ Giáo dục muốn hợp thức hóa cho các loại văn bằng kém chất lượng?

Việt Nam cho điều tra tháp điện gió có nguồn gốc từ Trung Quốc

Kasse animation 7.8.2023